Một khi công ty phát triển, nhiều chủ doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thêm quy mô của công ty. Thành lập chi nhánh chính là hình thức mở rộng kinh doanh, theo đó, thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH được thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Mys Law dưới đây.
1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH cụ thể như sau:
1.1. Đối với công ty TNHH 1 thành viên
– Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT): Người đại diện theo pháp luật ký.
– Bản sao Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu công ty ký.
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
– Giấy uỷ quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên: Người đại diện theo pháp luật ký.
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên.
1.2. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT): Người đại diện theo pháp luật ký.
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Chủ tọa ký, thư ký ký.
– Bản sao Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên ký
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
– Giấy uỷ quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Người đại diện theo pháp luật ký.
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
* Không bắt buộc phải đóng dấu trong hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh.
2. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH
2.1. Đăng ký trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
Bước 1: Doanh nghiệp nộp/gửi bưu điện hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Lệ phí: 50.000 đồng/lần (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
2.2. Đăng ký online bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Bước 1: Đăng nhập vào Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
Bước 2: Lựa chọn Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Bước 3: Lựa chọn phương thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Chọn loại hình đăng ký trực tuyến: Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc.
Bước 5: Lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
Bước 6: Chọn mở chi nhánh công ty – điền mã số thuế doanh nghiệp để lấy thông tin trên hệ thống điện tử.
Bước 7: Tiến hành điền thông tin trong trường Khối dữ liệu và đính kèm giấy tờ vào trường Văn bản đính kèm
Lưu ý : Hồ sơ giấy và file đính kèm hồ sơ phải giống nhau, nếu không giống nhau sẽ không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh kể cả khi hồ sơ điện tử đã được chấp thuận.
Bước 8: Ký xác thực nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Sau khi hoàn tất quá trình thực hiện bước 3, Doanh nghiệp kiểm tra kỹ thông tin hồ sơ trước khi nộp, lựa chọn “Chuẩn bị” – lựa chọn Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và ký xác thực .
Bước 9: Sau khi ký nhấn thanh toán phí thành lập chi nhánh qua ngân hàng điện tử.
Mọi quá trình được hoàn tất, giấy biên nhận nộp hồ sơ sẽ được gửi vào tài khoản đăng ký kinh doanh, Giấy nộp lệ phí nhà nước sẽ được gửi đến email đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
2.3. Đăng ký online bằng chữ ký số công cộng
Bước 1: Đăng nhập vào Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
Bước 2: Lựa chọn Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Bước 3: Lựa chọn phương thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng.
Bước 4: Kê khai thông tin theo quy định, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Đối với hình thức đăng ký online sẽ được miễn lệ phí (theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC).
Trên đây là thông tin được Mys Law đề cập tới. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!