Khi kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Vì thế, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Vậy trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mys Law.
Cơ sở pháp lý
– Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm (Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
Khái niệm Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ sở kinh doanh về dịch vụ ăn uống khi các cơ sở đó có đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Đây là điều kiện cần có để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh thực phẩm cam kết cung cấp những thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn đến tay người tiêu dùng.
Các trường hợp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Luật ATVSTP hiện hành, tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Điều kiện để được Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 34, Luật an toàn thực phẩm 2010, để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng được 2 điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Có đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại Chương IV, Luật an toàn thực phẩm 2010.
Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Khoản 1, Điều 36, Luật an toàn thực phẩm 2010, Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của cơ quan nào thì nộp hồ sơ cho cơ quan đó theo quy định của pháp luật).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ đến kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm của tổ chức, cá nhân.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế là đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đó. Đối với trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Điều 37, Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!