Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Quyết định, Bản án có hiệu lực của Tòa án. Tuy nhiên, pháp luật quy định những trường hợp như thế nào thì không được phép ly hôn? Cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ Điều 51 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về quyền yêu cầu ly hôn:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2.Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, theo quy định của hai Điều luật nêu trên thì vợ chồng không được phép ly hôn khi:
– Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Trường hợp này người vợ vẫn được quyền yêu cầu xin ly hôn dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi và Tòa vẫn thụ lý, giải quyết như các trường hợp thông thường khác.
Hành vi bạo lực gia đình
Để xác định vợ, chồng có xảy ra hành vi bạo lực gia đình hay không thì chúng ta cần căn cứ vào Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình gồm các hình thức sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ, chồng
Về thực trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục tiêu hôn nhân gia đình không đạt được được:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
Trường hợp nào người chồng không được đơn phương ly hôn với vợ?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên thì: Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Người chồngmuốn xin ly hôn phải chờ người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi thì mới được quyền yêu cầu ly hôn.
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn theo quy định.
Nếu thực tiễn cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn liên tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn liên tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn liên tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có địa thế căn cứ để nhận định và đánh giá rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Mục đích của hôn nhân gia đình không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không trợ giúp, tạo điều kiện cho nhau tăng trưởng mọi mặt.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!