Thành lập công ty tại Huyện Thạch Thất, Hà Nội

Mục lục bài viết 1. Các loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động tại Thạch Thất 2. Lợi ích khi thành lập công ty tại huyện Thạch Thất 3. Thủ tục thành lập công ty tại huyện Thạch Thất – Hà Nội 3.1. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại huyện Thạch […]

Thành lập công ty tại Huyện Thạch Thất, Hà Nội

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất – Hà Nội đã và đang hình thành một số khu đô thị, khu nhà ở cao cấp như: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị sinh thái Xanh Villas, khu đô thị Vinhomes,… cùng nhiều trục đường giao thông quan trọng giúp cho huyện Thạch Thất có nhiều thuận lợi và phát triển kinh tế, thương mại. Huyện Thạch Thất đang dần trở thành nơi có tốc độ phát triển công nghiệp tốt nhất của thành phố Hà Nội.

 

1. Các loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động tại Thạch Thất

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức có thể thành lập công ty theo một trong các loại hình sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Doanh nghiệp tư nhân;

– Công ty cổ phần;

– Công ty hợp danh.

 

2. Lợi ích khi thành lập công ty tại huyện Thạch Thất

Thứ nhất, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, tài sản riêng, có trụ sở giao dịch được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Công ty được phép kinh doanh hợp pháp, được Nhà nước cho phép và được pháp luật bảo vệ. Nếu không thành lập công ty thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là với những đối tượng xác định kinh doanh lâu dài và có hướng phát triển việc kinh doanh trở lên lớn mạnh hơn.

Thứ hai, công ty thành lập tại huyện Thạch Thất sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các đối tác kinh doanh sẽ có sự tin tưởng, yên tâm nhiều hơn khi ký kết hợp đồng kinh doanh với một doanh nghiệp thay vì chỉ ký hợp đồng với cá nhân.

Thứ ba, Khi cá nhân thực hiện việc kinh doanh sẽ không thể xuất được hóa đơn nhưng công ty, doanh nghiệp sẽ thực hiện được việc xuất hóa đơn. Các đối tượng khác hàng là đối tác thì khách hàng sẽ cần hóa đơn để làm chi phí hợp lý thì họ sẽ giao dịch với một doanh nghiệp thay vì với một cá nhân.

Thứ tư, việc huy động vốn đối với công ty, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với cá nhân tự đi kêu gọi vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như: góp thêm, tiếp nhận thành viên mới hoặc có thể phát hành cố phiếu huy động vốn để tăng thêm số lượng cổ phần. Tất cả những hoạt đồng của doanh nghiệp về việc huy động vốn trên đều được Nhà nước chứng nhận; Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm hơn về việc được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ.

Thứ năm, Công ty có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng với các quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn, cổ đông, các chức danh vị trí quan trong được quy định rất chi tiết và cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2020.

 

3. Thủ tục thành lập công ty tại huyện Thạch Thất – Hà Nội

3.1. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại huyện Thạch Thất

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là bước cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công viêc kinh doanh, quyền lợi của các sáng lập viên, định hướng phát triển sau này của công ty. Về hồ sơ thành lập công ty đối với từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 cụ thể tại Điều 19 đến Điều 22 quy định về hồ sơ thành lập công ty cần các giấy tờ và thông tin sau:

 

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên

– Bản sao các giấy tờ:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

 

Hồ sơ  đăng ký thành lập công ty tư nhân:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

 

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

 

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

– Bản sao các giấy tờ khác như:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

 

Nội dung Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung sau:

– Tên Doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Vốn điều lệ, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

– Thông tin đăng ký thuế;

– Số lượng lao động dự kiến;

– Họ tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch  và thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

– Họ tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch và thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

 

3.2. Các bước thành lập công ty tại huyện Thạch Thất

Bước 1: Chuẩn bị trước khi tiến hành thủ tục

Các cá nhân cần chuẩn bị những thông tin khi tiến hành đăng ký thành lập công ty:

  • Xác định loại hình công ty;
  • Chuẩn bị bản sao y Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của các thông viên, cổ đông;
  • Lựa chọn tên công ty;
  • Xác định địa chỉ trụ sở hợp pháp của công ty trước khi tiến hành thủ tục;
  • Xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật;
  • Xác định ngành nghề kinh doanh và xác định vốn điều lệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ sau khi đăng ký sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bước 3: Công bố nội dung Đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tiến hành công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia theo trình tự và thủ tục theo hướng dẫn.

Bước 4: Hoàn tất các thủ tục sau thành lập

Tiến hành khắc dấu pháp nhân; Treo bảng hiệu công ty, nộp tờ khai thuế môn bài, mở tài khoản ngân hàng, làm hóa đơn điện tử, chữ ký số,…

 

Nếu bạn cần tư vấn và báo giá dịch vụ “Thành lập công ty tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”. Hãy liên hệ với: Mys Law theo số điện thoại: 0969.361.319 để được hỗ trợ và báo giá dịch vụ cụ thể.

 

0969 361 319
Liên hệ