Báo tin giả đến công an làm nhiễu loạn thông tin, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan chức năng và gây bức xúc tâm lý cho người thi hành công vụ. Vậy báo tin giả đến công an sẽ bị xử lý như thé nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Mys Law.
Báo tin giả đến công an bị phạt thế nào?
Có rất nhiều trường hợp người dân báo tin giả hay còn gọi là trình báo sai sự thật với công an. Phổ biến nhất là gọi trêu đùa đến các đầu số 113, 114 để báo án, báo cháy; báo bị cướp, trộm để che đậy việc làm mất, chiếm đoạt tài sản hoặc tạo lý do để trốn tránh trách nhiệm pháp lý…
Tuy nhiên, dù là trường hợp nào và xuất phát từ nguyên nhân gì, việc báo tin giả hay trình báo sai sự thật với cơ quan Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Với cá nhân, tổ chức
Căn cứ Điều 42 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, nếu báo cháy giả, báo tin sự cố hoặc tai nạn giả, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu báo thông tin giả, không đúng sự thật đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo Điều 7 Nghị định 144 này.
Nếu đối tượng vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi cá nhân, tức là có thể bị phạt từ 02 – 03 triệu đồng hoặc 08 – 12 triệu đồng tùy vào từng hành vi cụ thể.
Với cán bộ, công chức, viên chức
Do hành vi cố tình tố cáo tin giả đến công an là hành vi vi phạm pháp luật nên theo Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP, nếu biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật mà vẫn cố tình thực hiện nhiều lần hoặc tố cáo mà không có bằng chứng chứng minh… thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.
Cụ thể:
- Nếu vi phạm về khiếu nại, tố cáo lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật khiển trách;
- Nếu tái phạm thì bị cảnh cáo.
- Nếu đã bị cảnh cáo mà tái phạm thì bị hạ bậc lương khi không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc giáng chức nếu có chức vụ lãnh đạo, quản lý; nếu đã bị giáng chức mà tái phạm thì bị cách chức
- Nếu đã bị cách chức (khi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoặc hạ bậc lương (nếu không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) mà tái phạm thì bị buộc thôi việc.
Lưu ý: Nếu không cố ý báo tin giả, người tố cáo phải chứng minh được với cơ quan công an.
Quy trình xử lý tin báo tố cáo của công an
Việc xử lý tố cáo của công an được quy định tại Điều 9 Thông tư 129/2020/TT-BCA. Cụ thể, quy trình như sau:
Bước 1: Người tố cáo nộp đơn
Bước 2: Khi nhận được nội dung tố cáo, công an phải kiểm tra, xác minh trong thười hạn 07 ngày làm việc. Trong đó, cũng bao gồm việc trực tiếp làm việc với người tố cáo và các cơ quan, tổ chức liên quan để xác định điều kiện thụ lý tố cáo.
Nếu phức tạp thì có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Bước 3: Thông báo không thụ lý hoặc ra quyết định thụ lý tố cáo. Nếu hành vi đang diễn ra gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cảu cá nhân, tổ chức, tính mạng hoặc tài sản hoặc danh dự của cá nhân… thì phải áp dụng ngay biện pháp cần thiết để ngăn chặn kịp thời.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!