Dạo gần đây hoả hoạn, cháy nổ xảy ra rất nhiều và gây hậu quả rất lớn đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân. Một khi các vụ cháy nổ xảy ra thì rất khó kiểm soát. Dưới đây là 04 nguyên tắc phòng cháy chữa cháy người dân cần biết để bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh.
1. 4 nguyên tắc phòng cháy chữa cháy người dân cần biết
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10, việc phòng cháy chữa cháy cần phải tuân theo các nguyên tắc nhất định. Dưới đây là 04 nguyên tắc trong phòng cháy chữa cháy, cụ thể:
– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân để tham gia vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
– Trong hoạt động phòng cháy chữa cháy cần phải lấy việc phòng ngừa là nhiệm vụ chính; đồng thời phải tích cực, chủ động để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy có thể xảy ra cũng như các thiệt hại do các vụ cháy đó gây ra.
– Phải luôn luôn chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng lực lượng và các phương tiện, phương án cũng như các điều kiện khác để nếu có vụ cháy xảy ra sẽ chữa cháy một cách kịp thời và hiệu quả.
– Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết đều phải được thực hiện, giải quyết bằng lực lượng và phương tiện ở tại chỗ.
Như vậy, có thể thấy rằng việc phòng cháy chữa cháy cũng cần phải được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
2. Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, được sửa đổi tại Luật sửa đổi số 40/2013/QH13, trách nhiệm chữa cháy và tham gia hoạt động chữa cháy được quy định cụ thể như sau:
– Người phát hiện thấy cháy bằng mọi cách phải báo cháy một cách nhanh nhất và chữa cháy; các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi xảy ra đám cháy phải nhanh chóng thông tin, đồng thời tham gia vào việc chữa cháy.
– Lực lượng phòng cháy, chữa cháy khi nhận được tin báo về đám cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý hay nhận được lệnh điều động về việc lập tức đến chữa cháy; trong trường hợp nhận được thông tin về báo cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải ngay lập tức báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại nơi xảy ra đám cháy, đồng thời cũng phải báo cáo ngay đến cấp trên của mình.
– Các cơ quan y tế, cấp nước, điện lực, giao thông, môi trường đô thị và các cơ quan khác có liên quan khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy thì phải nhanh chóng điều động người, các phương tiện đến nơi xảy ra đám cháy để phục vụ cho việc chữa cháy.
– Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm phải tổ chức giữ gìn trật tự, đồng thời bảo vệ tại khu vực đang chữa cháy và tham gia vào hoạt động chữa cháy.
– Ủy ban nhân dân tại các địa phương giáp ranh với địa phương xảy ra đám cháy phải xây dựng phương án phối hợp, tổ chức lực lượng tham gia vào hoạt động chữa cháy khi nhận được yêu cầu.
3. 10 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy 2024
Theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi tại Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi năm 2013, 10 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy hiện nay gồm có:
– Cố ý gây ra cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe con người; gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác; gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và an toàn, an ninh, trật tự xã hội.
– Cản trở hoạt động phòng cháy và chữa cháy; có hành vi chống người đang thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
– Lợi dụng phòng cháy, chữa cháy để xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác; xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác.
– Có hành vi báo cháy giả.
– Không báo cháy khi có điều kiện để báo cháy hoặc trì hoãn việc báo cháy đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
– Có hành vi sản xuất, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển, mua bán trái phép các chất nguy hiểm về cháy, nổ.
– Mang các hàng chất dễ cháy, nổ trái phép đến nơi tập trung đông người.
– Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, thi công nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được duyệt ; nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng có nguy hiểm về cháy, nổ hay nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi công trình đó chưa đủ điều kiện bảo đảm về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
– Chiếm đoạt/hủy hoại/làm hư hỏng/tự ý thay đổi/di chuyển/che khuất các phương tiện và thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy; cản trở lối thoát nạn.
– Các hành vi khác vi phạm quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
Trên đây là những thông tin về 04 nguyên tắc phòng cháy chữa cháy người dân cần biết.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!