Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 và tiếp tục kéo dài đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ nền kinh tế, gây những tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dẫn tới nợ xấu tại các tổ chức tín dụng (TCTD) đang ngày một tăng cao. Để có thể giảm thiểu và ngăn ngừa nợ xấu gia tăng, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phòng ngừa nợ xấu là vô cùng cấp thiết. Trong bài viết này, MYS LAW sẽ phân tích và đưa ra các biện pháp dành cho các tổ chức tín dụng để phòng ngừa nợ xấu xảy ra.
1. Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Theo định nghĩa về “nợ xấu” tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, “Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”; trong đó,
Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.
2. Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Luôn song hành với công tác tín dụng là công tác phòng ngừa rủi ro nợ xấu. Trong thời gian qua, để ngăn ngừa rủi ro nợ xấu, các TCTD thường áp dụng các biện pháp chủ yếu sau đây:
-
Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp:
Chính sách tín dụng bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất. Xây dựng và áp dụng chính sách tín dụng phù hợp giúp TCTD tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời cho TCTD.
-
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng, kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng:
Việc này nhằm đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống của khách hàng đề nghị vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Sau khi cấp tín dụng, TCTD định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho luân chuyển của khách hàng để có giải pháp xử lý phù hợp.
-
Xếp hạng và chấm điểm tín dụng đối với khách hàng:
Hệ thống xếp hạng và chấm điểm tín dụng phải được xây dựng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng. Việc xếp hạng và chấm điểm tín dụng đối với khách hàng thực hiện theo các phương pháp: định tính, định lượng hoặc kết hợp. Trong các phương pháp này, phương pháp định tính tỏ ra ưu việt hơn vì phản ánh chính xác hơn tình trạng khách hàng và khoản nợ, đã được nhiều TCTD áp dụng.
-
Áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng:
Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo thêm nguồn trả nợ thứ hai cho khoản nợ, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Trong thực tiễn, ngoài các khoản vay nhỏ phục vụ đời sống được cho vay tín chấp, còn lại hầu hết các khoản vay của TCTD đều được bảo đảm toàn bộ hoặc một phần.
-
Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tín dụng:
Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng này được nhiều TCTD phối hợp với các đơn vị bảo hiểm áp dụng trong thời gian qua. Khi thực hiện biện pháp này, TCTD được lợi khi chia sẻ khoản phí bảo hiểm thu được từ khách hàng theo thỏa thuận với đơn vị bảo hiểm, đồng thời có nguồn trả nợ chắc chắn khi khách hàng gặp rủi ro. Theo đó, nếu khách hàng gặp các sự cố như: thất nghiệp, thương vong, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.
-
Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro:
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc lập quỹ dự phòng rủi ro nhằm bảo vệ người gửi tiền, giúp TCTD bảo toàn vốn kinh doanh, tạo nền tảng vững mạnh cho TCTD trong hoạt động của mình. Do có khoản mất vốn nên ngân hàng phải tìm kiếm nguồn bù đắp. Nguồn này được lấy từ quỹ phòng ngừa rủi ro của TCTD.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.