Kết hôn trái pháp luật là gì? Thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định hiện nay như thế nào? Hủy việc kết hôn trái pháp luật trong những trường hợp nào ? Thông qua bài viết dưới đây, Mys Law sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Thứ nhất, về xác định trường hợp thuộc kết hôn trái pháp luật:
Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”.
Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Căn cứ vào các quy định trên thì tại thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn mà vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn trở lên theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình thì quan hệ hôn nhân là việc kết hôn trái pháp luật.
Thứ hai, về quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Thứ ba, về vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật:
Khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này”.
Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected]
Trân trọng!