Hiện nay, với công tác phòng chống xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ,…. thì cần có sự tham gia quản lý của đội quản lý thị trường với mục đích phòng chống hàng lậu, hàng giả hàng nhái, kém chất lượng, đem đến tay người tiêu dùng những mặt hàng đảm bảo chất lượng, hàng chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng ngoài ra còn ngăn chặn việc tiếp tay cho tội phạm thực hiện việc buôn bán hàng lậu, hàng giả làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường của nước ta. Vậy thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì quản lý thị trường được phép kiểm tra những gì? Trong phạm vi nào? Hoạt động kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường là gì? Đội quản lý thì trường có chức năng và nhiệm vụ ra sao? Cùng Mys Law tìm hiểu chi tiết vấn đề “Cơ quan quản lý thị trường được phép kiểm tra những gì?” thông qua bài viết dưới đây.

(Ảnh: Cơ quan quản lý thị trường được phép kiểm tra những gì?)

Cơ sở pháp lý:

– Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016.

1. Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường:

Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 quy định Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường dưới góc độ pháp lý được hiểu là việc tiến hành xem xét và đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.

1.1. Quyết định kiểm tra:

Quyết định việc kiểm tra của quản lý thị trường được quy định tại Điều 19 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016, cụ thể:

Quyết định việc kiểm tra của quản lý thị trường việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về thời hạn kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về họ, tên và chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;

– Quyết định kiểm tra phải ghi rõ nội dung về họ, tên và chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

Quyết định kiểm tra định kỳ và quyết định kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là năm ngày làm việc và kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên ngành. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định kiểm tra đột xuất.

1.2. Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra:

Theo như quy định tại Điều 20 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 quy định về nội dung này như sau: Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

– Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

– Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

1.3. Thời hạn kiểm tra:

– Khi tiến hành kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra công bố và giao quyết định kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra. Thời hạn kiểm tra được quy định như sau: Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; và trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.

– Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra của đoàn kiểm tra quản lý thị trường bao gồm: thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra; và thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.

1.4.  Đoàn kiểm tra

– Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

– Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

– Công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra.

1.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra

– Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra. Khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền:

+ Đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với Đoàn kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;

+ Đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;

+ Đoàn kiểm tra có quyền kiểm tra hàng hóa, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra;

+ Đoàn kiểm tra có quyền thu thập tài liệu, chứng cứ và giải trình của người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra tại nơi kiểm tra;

+ Đoàn kiểm tra có quyền lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật và phương tiện có dấu hiệu vi phạm để trưng cầu giám định, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;

+ Đoàn kiểm tra có quyền áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Quản lý thị trường được phép kiểm tra những gì?

Theo như quy định tại Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 ngày 08/03/2016 về quản lý thị trường được áp dụng, các quy định về quản lý thị trường sẽ được thống nhất áp dụng theo quy định này.  Hình thức kiểm tra của quản lý thị trường bao gồm:

+ Kiểm tra định kỳ.

+ Kiểm tra chuyên đề.

+ Kiểm tra đột xuất.

Theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 ngày 08/03/2016 về quản lý thị trường quy định phạm vi kiểm tra của quản lý thị trường như sau:

“Điều 17. Phạm vi kiểm tra

1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

3. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.”

Theo đó, hình thức kiểm tra của quản lý thị trường bao gồm:

+ Kiểm tra định kỳ.

+ Kiểm tra chuyên đề.

+ Kiểm tra đột xuất.

Như vậy thì theo như quy định tại Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 thì đội quản lý thị trường được phép thực hiện việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất và việc kiểm tra này được thực hiện trên phạm vi như đã được nêu ở trên theo quy định của pháp lệnh quản lý thị trường.

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!