Câu hỏi:
Vợ tôi mang thai được 13 tuần nhưng mới phát hiện thai ngoài tử cung. Trường hợp này có được hưởng chế độ thai sản không? Mức hưởng trợ cấp tính thế nào?
Trả lời:

1. Chế độ bảo hiểm đối với lao động nữ mang thai ngoài tử cung
Theo Công văn 2017/BHXH-CSXH và Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT, mang thai ngoài tử cung được xác định là bệnh lý và thuộc diện hưởng chế độ ốm đau thay vì chế độ thai sản. Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi:- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế.
2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:- Người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày/năm (bao gồm cả ngày lễ, Tết, nghỉ hằng tuần).
- Nếu sau 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị, thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau
Mức hưởng được tính theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: a) Trường hợp nghỉ không quá 180 ngày: Mức hưởng = (Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày) × 75% × Số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau. b) Trường hợp nghỉ trên 180 ngày: Mức hưởng = (Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc) × (Tỷ lệ hưởng theo thời gian đóng BHXH) × (Số tháng nghỉ hưởng chế độ ốm đau). Trong đó, tỷ lệ hưởng:- 65% nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- 55% nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 50% nếu đóng dưới 15 năm.