Thừa kế là quan hệ phổ biến trong cuộc sống ngày nay vì nhu cầu phân chia di sản cho con cháu trước khi qua đời ngày càng nhiều. Bên cạnh hình thức thừa kế thông qua di chúc, pháp luật còn thừa nhận nhiều hình thức thừa kế khác, trong đó có bao gồm thừa kế thế vị. Tuy nhiên, đây là hình thức không quá phổ biến nên nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Cụ thể, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cách tính thừa kế thế vị như thế nào? Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị là gì? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Ai được hưởng thừa kế thế vị? Thừa kế thế vị được hiểu là người thừa kế thay thế hợp pháp trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật chết.  Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 đang được áp dụng cho thấy mọi cá nhân đều có quyền như nhau trong việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi người chết không có di chúc, thì theo pháp luật, những người được hưởng di sản đầu tiên là cha, mẹ, vợ, chồng và các con của họ. Đối với cháu hoặc chắt (nội, ngoại) sẽ là những người được hưởng di sản thừa kế được ưu tiên hàng thứ 2 và thứ 3 khi những người nêu trên không còn ai. Mặt khác,Thừa kế thế vị được quy định trong pháp luật về thừa kế tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những người cháu, chắt (nội, ngoại) này vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế ngang hàng với bố, mẹ, vợ, chồng hoặc những người con còn lại của người chết với vai trò là người thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 619, 652 Bộ luật Dân sự 2015. Thừa kế thế vị nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có dòng máu trực hệ với người chết. Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế thế vị:
Điều 652. Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy dựa theo quy định trên, cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo được quyền lợi của mình. * Trường hợp con rơi, con riêng phải có giấy tờ xác minh huyết thống với người đã chết bằng hình thức như xét nghiệm ADN. * Trường hợp con nuôi muốn thừa kế thế vị thì phải có giấy tờ xác nhận quyền nuôi con của cơ quan địa phương. Nếu chứng minh được việc nhận nuôi hợp pháp thì con nuôi có quyền hưởng thừa kế thế vị như con đẻ. Tức là được hưởng một phần hoặc toàn phần tài sản của cha/mẹ do được hưởng từ ông/bà. * Việc hưởng thế vị bao nhiêu tài sản tùy thuộc vào di sản của người chết để lại, số người hưởng thừa kế theo pháp luật và phần di sản được đinh đoạt theo di chúc (nếu có di chúc để lại). . .  * Đối tượng hưởng thừa kế thế vị là: – Người thừa kế là cá nhân: + Là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; + Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. + Chỉ được hưởng thừa kế thế vị khi là cháu trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Là chắt khi mà cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Cách tính thừa kế thế vị như thế nào? Theo quy định, người được quyền thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố/mẹ hoặc ông/bà của mình được hưởng nếu còn sống. Nếu có nhiều hơn một người thừa kế thế vị, thì phần di sản đó sẽ được chia đều cho những người thừa kế thế vị.  Ví dụ: Ông A có để lại phần di sản 1 tỷ đồng cho con trai của mình là anh B. Anh B có hai người con là X và Y. Vậy nếu anh B chết trước/cùng lúc với ông A thì con của anh B (X và Y) sẽ trở thành người thừa kế thế vị và được hưởng di sản 1 tỷ đồng do ông A để lại. Khi đó, X và Y sẽ được hưởng mỗi người là 500 triệu đồng. Thời hiệu thừa kế theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: – Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015; + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. – Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. – Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị là gì? Từ nội dung quy định của Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa nêu trên, có thể hiểu rằng, điều kiện hưởng thừa kế thế vị xác định như sau:  Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu/chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt).  Người thừa kế thế vị phải bảo đảm nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự là còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Bản thân người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản.  Khi còn sống, người cha/mẹ của người được thừa kế thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị). Phần di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng: Thừa kế thế vị không như thừa kế theo hàng thừa kế. Theo tinh thần quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa kế thế vị cùng được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!
0969 361 319
Liên hệ