Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại xe khác trên đường bộ. Có nhiều loại bằng lái xe nhưng không phải ai cung biết về tác dụng của từng loại bằng ấy. Vậy hôm nay hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mys Law để biết thêm thông tin về các lạoi bằng này.
Theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ và Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, người tham gia giao thông được điều khiển các loại phương tiện tương ứng với từng loại bằng lái xe như sau.
1. Bằng lái xe A1
Bằng lái xe A1 được điều khiển các xe sau:
– Xe mô tô hai bánh, dung tích xi-lanh từ 50 – dưới 175 cm3.
– Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Bằng lái xe A2
Bằng lái xe A2 được điều khiển các xe sau:
– Xe mô tô hai bánh, dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng A1.
3. Bằng lái xe A3
Bằng lái xe A3 được điều khiển các xe sau:
– Xe mô tô ba bánh và các xe tương tự.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng A1.
4. Bằng lái xe A4
Giấy phép lái xe A4 được điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Bằng lái xe B1 số tự động
Bằng lái xe B1 số tự động được điều khiển các xe sau:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Bằng lái xe B1
Bằng lái xe B1 được điều khiển các xe sau:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Bằng lái xe B2
Bằng lái xe B2 được điều khiển các xe sau:
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1.
8. Bằng lái xe C
Bằng lái xe C được điều khiển các xe sau:
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng.
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2.
9. Bằng lái xe D
Bằng lái xe D được điều khiển các xe sau:
– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho lái xe.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Bằng lái xe E
Bằng lái xe E được điều khiển các xe sau:
– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C và D.
11. Bằng lái xe FB2
Bằng lái xe FB2 được điều khiển các xe sau:
– Các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1 và hạng B2.
12. Bằng lái xe FC
Bằng lái xe FC được điều khiển các xe sau:
– Các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
13. Bằng lái xe FD
Bằng lái xe FD được điều khiển các xe sau:
– Các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng D có kéo rơ moóc.
– Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
14. Bằng lái xe FE
Bằng lái xe FE được điều khiển các xe sau:
– Các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng E có kéo rơ moóc.
– Các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!