Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Vì ngân hàng cũng là một trong các tổ chức tín dụng, do vậy, ngân hàng thuộc đối tượng có thể bị kiểm soát đặc biệt. Vậy trường hợp nào NHNN chấm dứt kiểm soát đặc biệt với ngân hàng. Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017.
1. Các trường hợp NHNN chấm dứt kiểm soát đặc biệt với ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:
– Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;
– Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;
– Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán.
Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt được thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt việc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán gửi Tòa án.
(Điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)
2. Nội dung phương án phục hồi ngân hàng được kiểm soát đặc biệt
– Phương án phục hồi bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
+ Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ trong các trường hợp: giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định; tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;
+ Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi;
+ Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
+ Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật;
+ Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
+ Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cần áp dụng;
+ Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi.
– Trường hợp Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 148a Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung các nội dung sau đây:
+ Phương án hỗ trợ của tổ chức tín dụng hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; phương án hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ;
+ Phương án trả lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ khác cho người được biệt phái tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
+ Phương án trả lương cho người lao động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt.
(Điều 148a Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017)
3. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi ngân hàng được kiểm soát đặc biệt
– Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
+ Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
+ Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước;
+ Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010 phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa là 10 năm;
+ Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước;
+ Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
+ Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi;
+ Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
+ Mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định tại Điều 140 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
+ Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
– Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
+ Biện pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
+ Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
+ Tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
+ Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
+ Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
– Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
– Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
(Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017)
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!