Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông khác. Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như thế nào ? Quy định, hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông theo quy định pháp luật. Thông qua bài viết dưới đây Mys Law sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

 

Căn cứ pháp lí:

  • Luật Doanh nghiệp 2020 
  • Thông tư số 111/2013/ TT – BTC

Quyền thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp của cổ đông

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: 

Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”

Theo quy định khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế”.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Bước 1: Ký hồ sơ nội bộ trong công ty

– Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;

– Quyết định Đại hội đồng cổ đông;

– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

– Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

– Cập nhật thông tin cổ đông mới nhận chuyển nhượng trong Sổ cổ đông công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần

Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế). Căn cứ theo điểm b khoản 2 điều 11 Thông tư số 111/2013/ TT – BTC

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Điều kiện để chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: 

“Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này”.

Căn cứ khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020:

 “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó”.

Căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020: 

“Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”

Như vậy cổ phần phổ thông được tự do chuyển nhượng, nhưng trong trường hợp việc chuyển nhượng này thực hiện trong thời gian 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì theo khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợp này nếu điều lệ công ty không quy định về trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì được chuyển nhượng theo điều lệ.

 

Trên đây là nội dung Chuyển nhượng cổ phần phổ thông  mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!