Cơ sở pháp lý về đặt cọc và phạt cọc

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định để bảo đảm giao kế hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kế và thực hiện, tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kế hoặc thực hiện hợp đồng, tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kế hoặc thực hiện hợp đồng, thì phải trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Có được thoả thuận mức phạt cọc cao hơn không?

Theo quy định của BLDS, pháp luật cho phép các bên tự thoả thuận mức phạt cọc cao hơn mức tiêu chuẩn (tức là gấp đôi số tiền đặt cọc), nếu không trái với quy định của pháp luật và không gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của các bên. Như vậy, nếu trong hợp đồng đặt cọc, các bên đã thừa thuận rằng bên bán sẽ bị phạt cọc gấp 3, 4, hoặc 5 lần số tiền đặt cọc nếu không thực hiện giao dịch, thì thoả thuận này vẫn có giá trị pháp lý.

Lưu ý khi thực hiện thỏa thuận phạt cọc

  1. Thỏa thuận phải rõ ràng, chi tiết: Các bên nên quy định rõ ràng về mức phạt cọc trong hợp đồng đặt cọc.
  2. Tránh gây thiệt hại quá lớn: Nếu mức phạt quá cao, tòa án có thể xem xét điều chỉnh lại mức phạt để đảm bảo tính hợp lý.
  3. Hợp đồng đặt cọc cần đáp ứng điều kiện pháp lý: Để đảm bảo giá trị pháp lý, hợp đồng đặt cọc nên được lập bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, việc thực hiện thoả thuận phạt cọc cao hơn quy định là có thể, nhưng cần đảm bảo hợp đồng rõ ràng và tuân thủ quy định pháp luật.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!

Người biên tập: Nguyễn Anh Quân