Có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi thành lập doanh nghiệp yêu cầu chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục xin giấy phép con. Vậy giấy phép con là gì, danh sách các loại giấy phép con? Cùng Mys Law tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Giấy phép con là gì?

Hiện tại pháp luật chưa có quy định về định nghĩa giấy phép con (giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện). Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản giấy phép con là loại giấy tờ pháp lý cá nhân khẳng định việc kinh doanh ngành nghề có điều kiện của cá nhân/tổ chức là hợp pháp.

Khi nào doanh nghiệp cần xin giấy phép con?

Theo điều 8 khoản 1 của Luật doanh nghiệp năm 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh là phải đáp ứng đủ điều kiện khi kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra theo điều 89 khoản 2 nghị định 01/2021/NĐ-CP, các hộ kinh doanh được quyền kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đáp ứng đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, các cá nhân tổ chức, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi đăng ký kinh doanh các ngành nghề tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 đều bắt buộc phải xin giấy phép con của ngành nghề đó. Nếu như giấy phép hết hạn sử dụng thì phải phải thực hiện gia hạn hoặc xin cấp giấy phép mới. Ngược lại nếu kinh doanh các ngành nghề khác ngoài phụ lục IV của luật Đầu tư năm 2020 thì không cần xin giấy phép con.

Một số loại giấy phép con hiện nay

1. Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

2. Xin giấy phép hoạt động ngành in

3. Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện An ninh trật tự

4. Xin giấy phép hoạt động sàn giao dịch bất động sản

5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

6. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

7. Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học )

8. Xin giấy phép sản xuất thuốc thú y

9. Xin giấy phép thành lập trường mầm non

10. Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm

11. Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám

12. Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

13. Xin giấy phép nhập khẩu

14. Giấy phép quảng cáo

15. Giấy phép dạy nghề cơ sở

16. Giấy phép bán lẻ rượu

17. Giấy phép bán buôn rượu

18. Xin giấy phép sản xuất rượu

19. Giấy phép hoạt động trang tin điện tử ICP

20. Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất

21. Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe oto

22. Giấy phép khuyễn mãi theo chương trình

23. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

24. Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!