Đây là đề xuất mới của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội  tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được lấy ý kiến các bộ ngành.

Cụ thể, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ đã giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành địa phương xây dựng trình Chính phủ, Quốc hội hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó đề xuất nhiều giải pháp nhằm hạn chế hưởng BHXH một lần, tăng tính hấp dẫn, thu hút người lao động tham gia BHXH để hưởng lương hưu như:

“(i) Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm;

Một dự thảo, phải nói là có nhiều điểm mới có lợi cho người lao động.

Bởi theo đề xuất, với những lao động từ trên 80 tuổi, kể cả không tham gia BHXH, không có lương hưu, ngân sách nhà nước vẫn sẽ chi trả trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500 ngàn đồng/tháng.

Có thể quy định chỉ áp dụng cho người từ 80 tuổi trở lên, độ tuổi “cổ lai hy của cổ lai hy”… sẽ khiến chúng ta coi là lẽ đương nhiên. Nhưng nếu nhìn tổng thể, đây là một quy định tiến bộ, trong nỗ lực bao phủ an sinh xã hội tới nhóm người hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.

Phải mở ngoặc thêm, đề xuất tại dự thảo đặt vấn đề giao cho Chính phủ quy định độ tuổi hưởng trợ cấp có thể thấp hơn (80 tuổi), và mức hưởng có thể cao hơn… tuỳ thời kỳ và khả năng đáp ứng của ngân sách.

Đối với người tham gia BHXH tới tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất giảm thời gian đóng tối thiểu để có lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

Còn nhớ khi làn sóng rút BHXH một lần diễn ra nóng bỏng, một trong những nguyên nhân được ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhìn nhận chính là “nút thắt” 20 năm này.

Bởi theo ông Quảng, tuổi đời của số đông người lao động khi nghỉ việc còn trẻ, quy định tối thiểu 20 năm là “quá dài” khiến họ không thể chờ đợi đóng đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí.

Đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm là một sự tiến bộ, vì người lao động, chắc chắn thế. Và việc giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu có thể sẽ là một giải pháp mang lại “lợi ích kép”: Vừa góp phần chặn làn sóng rút BHXH một lần, vừa giúp gia tăng số lượng người tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!