Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Người nước ngoài muốn đăng ký làm chủ 1 website kinh doanh tại Việt Nam thì cần những điều kiện và thủ tục gì? Thông qua bài viết dưới đây Mys Law sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Điều kiện thương nhân nước ngoài thiết lập website bán hàng tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 08/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 85/2021/NĐ-CP

Đối tượng được phép thiết lập website bán hàng tại Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, chủ thể có quyền đăng ký website thương mại điện tử bao gồm:

– Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

– Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;

– Thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức có một trong các hình thức hoạt động sau:

+ Website thương mại điện tử dưới tên miền Việt Nam;

+ Website thương mại điện tử có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt;

+ Website thương mại điện tử có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm.

Như vậy, trong trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn mở website bán hàng tại Việt Nam nhưng không cư trú; không có văn phòng, chi nhánh công ty tại Việt Nam phải đáp ứng 1 trong 3 điều kiện thiết lập website đối với thương nhân, tổ chức nước ngoài nêu trên. 

 

 Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

Theo Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.

– Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

 

Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

Căn cứ Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng.

Thông tin phải thông báo bao gồm:

– Tên miền của website thương mại điện tử;

– Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;

– Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;

– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

– Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;

– Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

 

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] 

Trân trọng!