1. Dự án đầu tư nào cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện?
Theo Điều 42 Luật Đầu tư 2020, việc thực hiện dự án đầu tư phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: Phải được chấp thuận chủ trương trước khi thực hiện.
- Dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Phải hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận trước khi thực hiện.
Các trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo khoản 1, Điều 37 Luật Đầu tư 2020):
- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài.
- Dự án của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật Đầu tư 2020.
2. Nhà đầu tư phải ký quỹ bao nhiêu để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ khi thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như:
- Trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Nhận chuyển nhượng dự án đã thực hiện ký quỹ hoặc hoàn thành việc góp vốn.
Mức ký quỹ:
- Từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án.
- Số tiền ký quỹ có thể được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn của dự án.
3. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định bao lâu?
Theo Điều 44 Luật Đầu tư 2020:
- Dự án trong khu kinh tế: Thời hạn không quá 70 năm.
- Dự án ngoài khu kinh tế: Thời hạn không quá 50 năm.
- Dự án tại địa bàn kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, hoặc có vốn lớn nhưng thu hồi chậm có thể có thời hạn đến 70 năm.
Lưu ý:
- Thời gian chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động.
- Dự án có thể được gia hạn nếu đáp ứng điều kiện pháp luật, nhưng không quá thời hạn tối đa.
Những dự án có sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hoặc phải chuyển giao tài sản cho Nhà nước sẽ không được gia hạn.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!
Người biên tập: Nguyễn Anh Quân