Theo quy trình giám định pháp y tâm thần mới nhất, có những loại bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần thường gặp nào? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 2999/QĐ-BYT ngày 03/11/2022 về quy trình giám định pháp y tâm thần 30 bệnh/rối loạn tâm thần thường gặp. Trong đó quy định các bệnh tâm thần thường gặp như sau:
1. 30 bệnh tâm thần/rối loạn tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần
(1) Mất trí trong bệnh pick (F02.0)
(2) Mất trí không biệt định (F03)
(3) Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa (F12)
(4) Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocaine (F14)
(5) Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafeine (F15)
(6) Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)
(7) Rối loạn loạn thần đa dạng cấp với các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.1)
(8) Hưng cảm nhẹ (F30.0)
(9) Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp (F31.6)
(10) Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F31.7)
(11) Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)
(12) Giai đọan trầm cảm vừa (F32.1)
(13) Rối loạn trầm cảm tải diễn, hiện tại thuyên giảm (F33.4)
(14) Khí sắc chu kỳ (F34.0)
(15) Rối loạn hoảng sợ (F41.0)
(16) Rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1)
(17) Phản ứng trầm cảm ngắn (F43.20)
(18) Phản ứng trầm cảm kéo dài (F43.21)
(19) Phản ứng hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F43.22)
(20) Sững sờ phân ly (F44.2)
(21) Các rối loạn vận động phân ly (F44.4).
(22) Co giật phân ly (F44.5)
(23) Các rối loạn phân ly (chuyển di) hỗn hợp (F44.7)
(24) Rối loạn cơ thể hóa (F45.0)
(25) Xu hướng tình dục quá mức (F52.7)
(26) Các rối loạn tâm thần và hành vi nhẹ, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.0)
(27) Các rối loạn tâm thần và hành vi nặng, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.1)
(28) Biến đổi nhân cách kéo dài sau trải nghiệm sự kiện bi thảm (F62.0)
(29) Biến đổi nhân cách kéo dài sau bệnh tâm thần (F62.1)
(30) Loạn dục trẻ em (F65.4)
2. Hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự
– Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của người trưng cầu giám định có các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật giám định tư pháp, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu.
– Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định, vụ án bao gồm:
+ Sơ yếu lý lịch của đối tượng giám định có dán ảnh;
+ Các bản tự khai của đối tượng giám định;
+ Các biên bản hỏi cung của đối tượng giám định;
+ Các biên bản ghi lời khai của đối tượng giám định;
+ Các biên bản ghi lời khai của người làm chứng (nếu có);
+ Các biên bản ghi lời khai của bị hại (nếu có);
+ Bút tích, nhật ký, các bạn viết tay, thư điện tử của đối tượng giám định (nếu có);
+ Các biên bản hỏi cung của đồng phạm (nếu có);
+ Các biên bản ghi lời khai của đồng phạm (nếu có);
+ Nội dung chi tiết của vụ án;
+ Hình ảnh thu giữ được từ vụ án (nếu có);
+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
+ Quyết định khởi tố bị can;
+ Bản kết luận điều tra (nếu có);
+ Cáo trạng (giai đoạn truy tố);
+ Biên bản phiên tòa (nếu có);
+ Bản án, quyết định của Tòa án (nếu có);
+ Các tài liệu khác được điều tra thu thập (nếu có).
– Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình giám định pháp y tâm thần.
– Nhận xét của cơ sở giam giữ đối tượng giám định, bao gồm nhận xét của: Quản giáo, y tế trại tạm giam, 02 người giam cũng buồng về quá trình sinh hoạt và những hoạt động hàng ngày của đối tượng giám định trong thời gian giam giữ.
Quyết định 2999/QĐ-BYT có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.