Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội do PGS.TS. Nông Quốc Bình chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Tập thể tác giả:
PGS.TS. Nông Quốc Bình
TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
GS.TS. Nguyễn Bá Diến
PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp
TS. Ngô Quốc Kỳ
TS. Vũ Thị Hồng Minh
PGS.TS. Bùi Ngọc Sơn
PGS.TS. Nguyễn Thị Thuận
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội
Tác giả: PGS.TS. Nông Quốc Bình chủ biên
Nhà xuất bản Công an nhân dân
3. Tổng quan nội dung sách
Trong quá trình đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, luật thương mại là lĩnh vực pháp luật có những thay đổi lớn theo xu thế mở rộng quyền tự do kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt nhịp với những thay đổi này, trong các cơ sở đào tạo luật, luật thương mại tiền thân là muốn học luật kinh tế cũng có nhiều thay đổi về kết cũ và nội dung chương trình. Nhằm hướng tới mục tiêu phù hợp xu hướng phát triển lý luận và thực tiễn của pháp luật thương mại, phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được biên soạn mới.
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế là học liệu chính thức sử dụng trong giảng dạy, học tập môn luật thương mại và một số chuyên đề tự chọn thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại quốc tế và các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đối với cơ sở đào tạo khác, giáo trình luật thương mại cũng có thể được sử dụng làm học liệu cho các môn học có nội dung tương tự như luật kinh tế, luật kinh doanh.
Thương mại quốc tế được hình thành từ lâu đời và thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, khái niệm về thương mại quốc tế cũng thay đổi bởi sự đa dạng về đối tượng trao đổi, mua bán và sự phong phú về chủ thể tham gia.
Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, vì có sự khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm “thương mại quốc tế” giữa Việt Nam với một số nước nên khái niệm về luật thương mại quốc tế đôi khi không được sử dụng một cách thống nhất.
Ở Việt Nam, việc giảng dạy, nghiên cứu đối với môn học luật thương mại quốc tế còn khá mới mẻ. Với cách nhìn nhận thương mại quốc tế là hành vi thương mại vượt qua lãnh thổ quốc gia đồng thời với quan điểm tiếp thu có chọn lọc một số chương trình giảng dạy luật thương mại của một số trường đại học trong nước và trên thế giới, Giáo trình Luật thương mại quốc tế do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn đề cập các vấn đề pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó các quốc gia và các thương nhân là chủ thể. Hoạt động của các chủ thể này có quan hệ biện chứng và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các vấn đề pháp lý về thương mại quốc tế vốn rất phước tạp nên nội dung Giáo trình Luật thương mại quốc tế được trình bày thành hai phần:
Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về luật thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế giữa các quốc gia;
Phần thứ hai: Luật thương mại quốc tế giữa các thương nhân.
Để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn học này, tập thể tác giả đã rất cố gắng để hoàn thành giáo trình này ở mức tốt nhất.
Cuốn giáo trình Luật thương mại quốc tế của Trường đại học Luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ nhất: Một số vấn đề lí luận về Luật Thương mại quốc tế và Luật Thương mại quốc tế giữa các quốc gia
Chương I: Một số vấn đề lý luận về Luật Thương mại quốc tế
1. Khái niệm về thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
2. Chủ thể trong thương mại quốc tế
3. Nguồn của luật thương mại quốc tế
Chương II: Một số nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại quốc tế
1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
2. Nguyên tắc đối xử quốc gia
3. Nguyên tắc mở cửa thị trường
4. Nguyên tắc thương mại công bằng
5. Nguyên tắc minh bạch
Chương III: Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế
1. Khái quát chung về các thiết chế thương mại quốc tế
2. Các thiết chế thương mại toàn cầu
3. Các thiết chế thương mại khu vực
Chương IV: Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của Thương mại quốc tế
1. Các quy định cơ bản về thương mại hàng hóa quốc tế
2. Các quy định cơ bản của thương mại dịch vụ
3. Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
4. Các quy định cơ bản của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài
Chương V: Luật Thương mại quốc tế và vấn đề bảo vệ môi trường
1. Vấn đề môi trường trong GATT
2. WTO và việc bảo vệ môi trường
Chương VI: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia
1. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia không trong khuôn khổ của WTO
2. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia trong khuôn khổ của WTO
Phần thứ hai: Luật Thương mại quốc tế giữa các thương nhân
Chương VII: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2. Những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của UNIDROIT
3. Công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương VIII: Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1. Một số phương tiện thanh toán quốc tế cơ bản
2. Một số phương thức thanh toán quốc tế cơ bản
3. Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế
4. Các loại thư tín dụng và quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng chứng từ
5. Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thanh toán đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương IX: Pháp luật về vận tải quốc tế
1. Khái niệm chung
2. Hợp đồng vận tải bằng đường biển quốc tế
3. Hợp đồng vận tải bằng đường hàng không quốc tế
4. Hợp đồng vận tải bằng đường bộ quốc tế
5. Hợp đồng vận tải đường sắt quốc tế
6. Hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế
Chương X: Pháp luật về bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế
1. Khái niệm và một số nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2. Bảo hiểm hàng hóa trong vận tải đường biển quốc tế
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong vận tải bằng đường biển và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
4. Khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa vận tải bằng đường biển
Chương XI: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân
1. Phương pháp trung gian hòa giải
2. Giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng tòa án
3. Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại
4. Công ước New York năm 1958 vậy công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài và sự gia nhập của Việt Nam
4. Đánh giá bạn đọc
Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch…
Trong cuốn giáo trình Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học luật Hà Nội các tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Thương mại quốc tế, gồm: một số vấn đề lí luận về luật thương mại quốc tế, các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, pháp luật về vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế, giải quyết tranh chấp trong thương mại hàng hóa giữa các thương nhân,…
Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật thương mại quốc tế của học viên, sinh viên và giảng viên trường đại học luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu pháp lý trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội“.
Mys Law chia sẻ về phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế để bạn đọc tham khảo:
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế gồm những hình thức sau:
– Phương thức thương lượng giữa các bên;
– Phương thức hoà giải;
– Trọng tài thương mại;
– Toà án.
Về phương thức thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Các bên trong tranh chấp áp dụng phương thức này để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại.
Ưu điểm:
Phương thức này khá đơn giản, ít tốn kém, lại không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp, uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh được bảo đảm tối đa và mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên cũng thấp, thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau sau khi thương lượng thành công.
Nếu thương lượng thành công, hai bên tìm được tiếng nói chung cùng đi đến một thoả thuận theo nguyện vọng của cả hai bên thì thoả thuận này sẽ được pháp luật thừa nhận như một hợp đồng giữa các bên. Hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế qua phương thức thương lượng.
– Các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. Điều kiện để thương lượng một tranh chấp thương mại, trước hết phải xem xét thỏa mãn: có tranh chấp thương mại xảy ra, các bên mong muốn loại bỏ mâu thuẫn, khắc phục tổn thất, tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác và các bên đều có tinh thần thiện chí, nhân nhượng, tôn trọng và giữ gìn uy tín cho nhau.
– Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp. Pháp luật của Việt Nam cũng đã thừa nhận thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
– Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự, thủ tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không có sự tham gia hay can thiệp của bất kì cơ quan nhà nước nào.