Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 1 và 2 (Trường Đại học Luật Hà Nội) do tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý
Tập thể tác giả:
PGS.TS. Nguyễn Viết Tý
TS. Nguyễn Thị Dung
PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh
TS. Nguyễn Thị Yến
TS. Trần Thị Bảo Ánh
PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh
TS. Vũ Phương Đông
PGS.TS Trần Thị Thu Phương
TS. Nguyễn Quý Trọng
TS. Vũ Đặng Hải Yến
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 1 và 2 (Trường Đại học Luật Hà Nội)
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý (chủ biên)
Nhà xuất bản Tư Pháp
3. Tổng quan nội dung sách
Trong quá trình đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, luật thương mại là lĩnh vực pháp luật có những thay đổi lớn theo xu thế mở rộng quyền tự do kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt nhịp với những thay đổi này, trong các cơ sở đào tạo luật, luật thương mại tiền thân là môn học luật kinh tế cũng có nhiều thay đổi về kết cấu và nội dung chương trình. Nhằm hướng tới mục tiêu phù hợp xu hướng phát triển lý luận và thực tiễn của pháp luật thương mại, phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường, Giáo trình Luật thương mại Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được biên soạn mới.
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam gồm 2 tập với tổng số 23 chương, được kết cấu theo năm phần lớn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đào tạo cơ bản về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, về hợp đồng và hoạt động thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về luật thương mại Việt Nam.
Phần thứ hai: Địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế.
Phần thứ ba: Quy chế pháp lý thành lập doanh nghiệp, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phần thứ tư: Hoạt động thương mại và hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Phần thứ năm: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án.
Được hoàn thành có sự kế thừa các giáo trình đã xuất bản, tập thể tác giả đã tiếp tục phát triển kiến thức về lý luận, thực tiễn, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo cử nhân luật theo học chế tín chỉ.
Nội dung Giáo trình Luật thương mại Việt Nam – Tập 1
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về luật thương mại Việt Nam
Chương 1: Tổng quan về luật thương mại Việt Nam
Chương 2: Thương nhân và hành vi thương mại
Phần thứ hai: Địa vị pháp lí cảu các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế
Chương 3: Địa vị pháp lí của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Chương 4: Khái quát chung về công ty
Chương 5: Địa vị pháp lí của công ti hợp danh
Chương 6: Địa vị pháp lí của công ty cổ phần
Chương 7: Địa vị pháp lí của công ty trách nhiệm hữu hạn
Chương 8: Địa vị pháp lí của doanh nghiệp nhà nước
Chương 9: Một số vấn đề pháp lí về nhóm công ty
Chương 10: Địa vị pháp lí của hợp tác xã
Phần thứ ba: Quy chế pháp lí về thành lập doanh nghiệp, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Chương 11: Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Chương 12: Pháp luật về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp
Chương 13: Pháp luật về phá sản
Nội dung Giáo trình Luật thương mại Việt Nam – Tập 2
Phần thứ tư: Hoạt động thương mại và hợp đồng trong hoạt động thương mại
Chương 14. Những vấn đề chung về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại
Chương 15. Pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mại
Chương 16. Pháp luật về trung gian thương mại
Chương 17. Pháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân
Chương 18. Pháp luật về dịch vụ logistics
Chương 19. Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Chương 20. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp
Chương 21. Chế tại trong thương mại
Phần thứ năm: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án
Chương 22. Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp thương mại
Chương 23. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam là học liệu chính thức sử dụng trong giảng dạy, học tập môn luật thương mại và một số chuyên đề tự chọn thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại quốc tế và các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Đối với cơ sở đào tạo khác, giáo trình luật thương mại cũng có thể được sử dụng làm học liệu cho các môn học có nội dung tương tự như luật kinh tế, luật kinh doanh.
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam Tập 1 có 13 chương, cung cấp những kiến thức chung về môn học luật thương mại, về địa vị pháp lý của các loại chủ thể kinh doanh và quy chế pháp lý về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam Tập 2 có 10 chương, cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn về hợp đồng và hoạt động thương mại, chế tài thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án.
Tập 1 và tập 2 bao gồm nội dung cơ bản và nội dung chọn lọc để phù hợp với kết cấu chương trình đào tạo của muốn dành học đang áp dụng tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm ngành luật học, quy luật kinh tế và ngành luật thương mại quốc tế…
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội”.
Mys Law chia sẻ dưới đây một số quy định tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 về chế tài trong thương mại để bạn đọc tham khảo:
Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Điều 293. Áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Điều 295. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.