Hiện nay, nhằm giúp việc thực hiện các thủ tục hành chính trở nên gọn nhẹ, không tốn quá nhiều thời gian, công sức thì có nhiều thủ tục đã được thực hiện trực tuyến qua mạng, trong đó có đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Dưới đây là chi tiết thủ tục thành lập hộ kinh doanh qua mạng mà các cá nhân, tổ chức cần nắm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mys Law.

Căn cứ pháp lí:

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Trong đó, không có quy định nào nêu rõ thủ tục này phải được đăng ký trực tuyến qua mạng. Tuy nhiên hiện nay, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải đăng ký trực tuyến.

Theo đó, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng sẽ được thực hiện tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt cơ sở chính, ví dụ:

Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Hà Nội

Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh

Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến Đà Nẵng

* Trình tự nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh qua mạng

Bước 1: Truy cập vào mục “Đăng ký trực tuyến” trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Nhập từ khoá “đăng ký hộ kinh doanh”, sau đó click vào thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 3: Nhập các thông tin về đăng ký hộ kinh doanh như: thông tin chủ hộ kinh doanh, tên, địa điểm kinh doanh…

Lưu ý: Sau khi kê khai xong các thông tin đăng ký hộ kinh doanh, người đăng ký sẽ phải đăng tải kèm những loại giấy tờ sau:

– Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

– Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Bước 4: Nộp hồ sơ

Người đăng ký hoàn tất và nôp hồ sơ, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ bằng mã số tra cứu. Thời gian xử lý, thẩm định hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp huyện

Sau khi đã nộp hồ sơ qua mạng trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến, hồ sơ sẽ hiển thị những trạng thái như sau:

– Trạng thái hồ sơ chưa chưa hợp lệ: Hồ sơ nộp qua mạng có sai sót, hộ kinh doanh phải chỉnh sửa hoặc bổ sung thông tin rồi tiến hành nộp lại.

– Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ: Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ bản giấy để nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Thủ tục cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bản giấy sẽ bao gồm Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT và các văn bản, giấy tờ đã tải lên trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến.

2. Nơi nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh

3. Thời gian làm thủ tục:

Ngay sau khi hộ kinh doanh nộp hồ sơ bằng bản giấy, cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu với hồ sơ nộp qua mạng. Nếu thông tin trùng khớp, hộ kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

4. Lệ phí giải quyết

Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

Như vậy, sau khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ bản giấy lên cơ quan đăng ký kinh doanh để được nhận lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!