Tình huống: Anh A và chị H lấy nhau từ năm 1990 và có 3 người con, nhưng bây giờ chị H phát hiện anh A ngoại tình nên muốn ly hôn. Tuy nhiên hai người không đăng ký kết hôn nên không có giấy kết hôn thì bây giờ chị H phải làm gì để được ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn với anh A.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mys Law để có câu trả lời.
Đăng ký kết hôn được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về đăng ký kết hôn thì:
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Chung sống như vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”
Như vậy, đối với trường hợp trong tình huống trên, do 02 người không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, do đó, việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý. Lúc này, hậu quả sẽ được giải quyết theo quy định đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Chưa đăng ký kết hôn có ly hôn được hay không ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch được cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.”
Như đã nêu ở trên, khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định:
-Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
-Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
-Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
– Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
– Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Theo đó, anh A và chị H cưới nhau từ năm 1990 nhưng không làm đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới nên trường hợp này hai người không được coi là hôn nhân thực tế, pháp luật không thừa nhận. Do đó, trong trường hợp này chị H muốn ly hôn thì không cần phải làm thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!