Hiện nay, nhiều người nghi ngờ đứa con trong thời kỳ hôn nhân không phải con của mình và muốn tiến hành thủ tục từ chối nhận con. Nhưng việc từ chối con gặp nhiều khó khăn.  Vậy nếu trong trường hợp đó, không muốn nhận con nữa thì làm sao để từ chối nhận con? Hãy cùng Mys Law cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây?

1. Điều kiện từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột?

Để được xác định là cha mẹ con của nhau, khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Căn cứ quy định này, có thể thấy, quan hệ cha mẹ con được pháp luật công nhận không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ mà có thể được xác định khi con sinh ra trong hoặc trước khi đăng ký kết hôn. Cụ thể, được xem là con chung của vợ chồng trong trường hợp:

– Sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của cha mẹ.

– Do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì dù sau đó có ly hôn đây vẫn được xác định là con chung của vợ chồng.

– Sau khi giải quyết xong việc ly hôn (đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án), người vợ sinh con trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân. Trường hợp này được xem là vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, khi con sinh ra sẽ vẫn được xem là con chung của vợ chồng.

– Trước ngày đăng ký kết hôn mà sinh con thì sau khi đăng ký kết hôn, cha mẹ thừa nhận đây là con chung.

Do đó, nếu thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên, người con sinh ra sẽ được coi là con chung của vợ chồng. Khi đó, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con. Đồng thời, người con cũng phải kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ…

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa, trong bất cứ trường hợp nào nếu thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên và đáp ứng được đủ điều kiện của từng trường hợp đều được xem là con chung của hai vợ chồng bởi theo khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình có khẳng định:

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Do đó, nếu không muốn thừa nhận con thì cha mẹ có thể gửi yêu cầu đến Toà án và cung cấp chứng cứ để Toà án xác nhận người con không phải con chung của hai vợ chồng.

Đây cũng là quy định được hướng dẫn tại khoản b Điều 5 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP:

b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.

Như vậy, căn cứ hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao này, khi một trong hai vợ chồng không muốn thừa nhận con chung thì phải cung cấp được bằng chứng cho thấy người con không phải con họ. Thông thường, bằng chứng trong trường hợp này sẽ là xét nghiệm AND.

Nói tóm lại, điều kiện để từ chối nhận con khi phát hiện con không phải con ruột thì phải cung cấp được chứng cứ chứng minh việc này.

2. Thủ tục từ chối nhận con thực hiện thế nào?

Do cha mẹ hoàn toàn có quyền từ chối nhận con nếu phát hiện con không phải con chung nhưng phải yêu cầu Toà án xác nhận và phải cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu này nên để từ chối nhận con thì phải thực hiện theo thủ tục sau đây:

2.1 Hồ sơ

– Đơn yêu cầu không công nhận con.

– Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu trên: Xét nghiệm ADN, chứng cứ khác…

– Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, giấy khai sinh của con, giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng, bản án (quyết định) ly hôn nếu có…

2.2 Thời gian

Sau khi người yêu cầu nộp hồ sơ thì Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú hoặc làm việc yêu cầu Tòa xem xét để không nhận là cha hoặc mẹ đứa trẻ.

Khoảng 03 tháng sau khi hoàn tất các bước nộp hồ sơ, thụ lý đơn, chuẩn bị xét đơn, mở phiên họp thì Toà án ra quyết định không công nhận con của người yêu cầu.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 07 ngày công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết cha hoặc mẹ không nhận con tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định. Nếu phải xác minh lại thì thời gian giải quyết không quá 12 ngày làm việc. Trong trường hợp xác minh đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào sổ Hộ tịch, điền thông tin vào sổ. Sau đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân xã ký mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

2.3 Cơ quan giải quyết

Toà án nhân dân cấp huyện nơi người gửi yêu cầu thường trú hoặc tạm trú.

3. Quyền yêu cầu xác định mối quan hệ cha, mẹ, con:

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể như sau:

– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự đều có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình nếu không có tranh chấp.

– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, đều có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc một trong số họ đã chết.

Trong trường hợp xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự các cơ quan tổ chức sau sẽ có quyền yêu cầu Tòa án xác định:

– Hội liên hiệp phụ nữ

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

-Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

– Cha, mẹ, con, người giám hộ

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!