Mã OTP hiện đang được đông đảo người dùng Việt sử dụng như là bước xác thực thứ hai (sau mật khẩu) khi đăng nhập một tài khoản dịch vụ mạng (email, mạng xã hội, OTT…) hoặc khi muốn thực hiện một giao dịch (thanh toán, chuyển tiền…). Nó được xem là yếu tố bảo mật cuối cùng trước khi việc đăng nhập tài khoản hoặc lệnh giao dịch được thực thi. Điều này khiến mã OTP thành đích ngắm của tội phạm mạng. Vậy lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

1. Tin nhắn OTP là gì? Lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản bị phạt cao nhất bao nhiêu năm tù?

Mã xác thực OTP là loại mật khẩu sử dụng một lần, nó sẽ được ngân hàng hoặc các ứng dụng gửi qua Email, SMS hoặc ứng dụng của ngân hàng. Mã OTP là một dãy số gồm 4 – 6 chữ số ngẫu nhiên tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng, mỗi ứng dụng. Để giao dịch được thực hiện thành công, khách hàng bắt buộc phải nhập đúng mã xác thực này.

Theo đó có thể hiểu tin nhắn OTP là tin nhắn chứa các mã xác thực OTP.

Lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất là tù chung thân nếu thuộc trường hợp sau:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2. Lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù chung thân thì thời hiệu thi hành bản án là bao lâu?

Lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù chung thân thì thời hiệu thi hành bản án được quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thời hiệu thi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.

4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Theo đó, lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù chung thân thì thời hiệu thi hành bản án 20 năm.

3. Lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù chung thân thì có được hoãn chấp hành hình phạt khi là lao động duy nhất trong nhà không?

Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Hoãn chấp hành hình phạt tù

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Theo đó, hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp là người lao động duy nhất không áp dụng cho người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người lừa người khác nhập mã được nhận từ tin nhắn OTP của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản bị phạt tù chung thân được phân loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do đó người này không được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp là người lao động duy nhất trong gia đình.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!