Hiện nay khi thực hiện mở chi nhánh công ty khác tỉnh thì có cần phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật hiện hành?. Mời bạn cùng theo dõi bài dưới đây của Mys Law. Hy vọng bài viết có thể giải đáp thắc mắc vấn đề trên của quý bạn đọc

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Có được mở chi nhánh công ty khác tỉnh không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;

c) Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Do đó, có thể mở chi nhánh công ty khác tỉnh thành mà công ty đặt trụ sở chính.

Điều kiện mở chi nhánh công ty

Điều kiện về thông tin doanh nghiệp đăng ký mở chi nhánh

Phải là đơn vị đã có mã số doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã áp mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Thẩm quyền quyết định thành lập chi nhánh

Doanh nghiệp phải thông qua quyết định thành lập chi nhánh, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh đúng quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.

Ngành nghề được đăng ký trong hoạt động chi nhánh

Chi nhánh chỉ được đăng ký các ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ đã cập nhật theo hệ thống mã ngành kinh tế năm 2022 ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Điều kiện đặt địa chỉ trụ sở của chi nhánh:

Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể. Nếu ở tòa nhà cao tầng thì phải xuất trình được việc hình thành hợp pháp.

Hồ sơ mở chi nhánh công ty khác tỉnh bao gồm gì?

Thành lập chi nhánh công ty sẽ cần những giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh công ty (Mẫu theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Quyết định của công ty về việc thành lập chi nhánh.
  • Bản sao giấy tờ của Giám đốc chi nhánh và hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm (Nếu có).

Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động chi nhánh được phòng đăng ký kinh doanh giải quyết trong từ 03 – 05 ngày làm việc, tuy nhiên trên thực tế thường lâu hơn do một số nguyên nhân khách quan sau:

– Thứ nhất là việc doanh nghiệp chưa có thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia dẫn tới việc xin cấp mã số thuế chi nhánh bị lỗi. Phòng ĐKKD sẽ thông báo yêu cầu doanh nghiệp cập nhật thông tin công ty chủ quản trước khi thụ lý lại đề nghị thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.

– Thứ hai việc thực hiện thủ tục tiến hành tại Phòng ĐKKD nơi chi nhánh đặt trụ sở chính – Xa công ty chủ quản. Nên nếu có sai sót dù nhỏ thì việc ký, đóng dấu lại hồ sơ cũng làm chậm quá trình thực hiện công việc.

Quy trình mở chi nhánh công ty khác tỉnh:

Theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Thẩm quyền thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt chi nhánh, mà không phải Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính như khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ;

– Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, cập nhật thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;

– Riêng đối với doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] 

Trân trọng!