Hành vi ngoại tình hiện rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay nhưng có phải ai cũng hiểu rõ ngoại tình là gì? Có vi phạm pháp luật không? Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con hay không? Bài viết dưới đây của Mys Law sẽ giải đáp cho quý độc giả.

 Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Ngoại tình là gì ?

Hành vi ngoại tình hiện rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này.

Nói một cách tổng quát nhất, ngoại tình thường đề cập đến các mối quan hệ yêu đương nói chung, từ cấp độ thấp nhất là có tình cảm với nhau đến mức cao hơn là sống chung như vợ chồng khi một người đang trong mối quan hệ hôn nhân có mối quan hệ tình cảm hoặc sống với người khác, đó là một hành động ngoại tình.

Một cặp vợ chồng có mối quan hệ ngoài hôn nhân có quan hệ tình dục với nhau cũng được coi là ngoại tình.

Ngoại tình trong thực tế có nhiều hậu quả tiêu cực, đặc biệt đó là nguyên nhân chính phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình không?

Cần phải khẳng định rằng ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, về tình cảm vợ chồng, khoản 1, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Vì thế, vợ chồng có bổn phận yêu thương và chung thủy với nhau. Nếu một bên có mối quan hệ tình cảm hoặc sống với người khác trong khi có mối quan hệ hôn nhân thì đó là vi phạm quy định này.

Và ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu trên. Và hành vi đó sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con?

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn; cha mẹ vẫn có quyền; nghĩa vụ trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, việc ai là người có quyền nuôi con sau khi ly hôn, trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Nếu trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do tòa án giải quyết. Khi đó, căn cứ vào quy định tại điều này, tòa án sẽ đưa ra quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dựa vào các cơ sở:

Một là, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Hai là, xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Ba là, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tuy nhiên, Tòa án có thể xem xét nếu người thực hiện hành vi ngoại tình không thể tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được, thậm chí còn thường xuyên bỏ bê gia đình, không quan tâm đến con cái, khi đó căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái mà Tòa án sẽ cân nhắc việc giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng.

Ngoại tình bị phạt bao nhiêu tiền?

Trước đây, quy định về xử phạt hành chính với hành vi ngoại tình sẽ chỉ bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Đến thời điểm 01/09/2020 khi Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực, mức xử phạt về ngoại tình đã tăng lên là 3 – 5 triệu đồng:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!