Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi. Môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Vậy người Việt Nam địch cư ở nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam không? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam không?
Đối tượng được quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản được quy định tại Điều 60 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau:
Điều 60. Phạm vi kinh doanh dịch vụ bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản theo quy định của Luật này. |
Đồng thời, căn cứ Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
Điều 62. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. 3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản. |
Như vậy, theo quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam với điều kiện:
– Phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản hoặc;
– Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Lưu ý: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 67 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với khách hàng.
(2) Cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.
(3) Hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
(4) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(5) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
(6) Thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
(7) Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.
3. Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản phải có những nội dung chính nào?
Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản được quy định tại Điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 như sau:
Điều 61. Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản
1. Các loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản: a) Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản; b) Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản; c) Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản. 2. Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận. 3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng. 4. Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản do các bên thỏa thuận và phải có các nội dung chính sau đây: a) Tên, địa chỉ của các bên; b) Đối tượng và nội dung dịch vụ; c) Yêu cầu và kết quả dịch vụ; d) Thời hạn thực hiện dịch vụ; đ) Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ; e) Phương thức, thời hạn thanh toán; g) Quyền và nghĩa vụ của các bên; h) Giải quyết tranh chấp; i) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. |
Như vậy, theo quy định, hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận và phải có các nội dung chính sau đây:
(1) Tên, địa chỉ của các bên;
(2) Đối tượng và nội dung dịch vụ;
(3) Yêu cầu và kết quả dịch vụ;
(4) Thời hạn thực hiện dịch vụ;
(5) Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ;
(6) Phương thức, thời hạn thanh toán;
(7) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
(8) Giải quyết tranh chấp;
(9) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!