Theo luật báo chí năm 2016, người phỏng vấn trên báo chí phải thông báo trước cho người được phỏng vấn về mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp mà không có sự thông báo trước, người trả lời phỏng vấn phải đồng ý với việc này. Điều này có nghĩa là thư ký tòa án có quyền từ chối phỏng vấn khi không có sự thông báo trước. Hãy cùng Mys Law tìm hiểu kĩ hơn về thông tin trên thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Quyết định 1718/QĐ-TANDTC;

– Luật Báo chí 2016;

– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nhà báo có được quyền liên lạc trực tiếp với Thư ký tòa án để phỏng vấn khi có nhu cầu hay không?

Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016 về quyền và nghĩa vụ của nhà báo cụ thể như sau:

“Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo

1. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.

2. Nhà báo có các quyền sau đây:

a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.”

Thêm vào đó, theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

– Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

– Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Và theo quy định của khoản 2 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người tiến hành tố tụng hình sự gồm:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

Như vậy, có thể thấy rằng Thư ký Tòa án được xếp vào nhóm người tiến hành tố tụng.

Từ đó, Nhà báo được quyền liên lạc trực tiếp với Thư ký tòa án để phỏng vấn khi có nhu cầu.

Thư ký tòa án có được quyền từ chối phỏng vấn khi không có sự thông báo trước hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Luật Báo chí 2016 về trả lời phỏng vấn trên báo chí cụ thể như sau

“Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí

1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết Mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.

3. Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.

4. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí.”

Như vậy, Thư ký tòa án được quyền từ chối phỏng vấn khi không có sự thông báo trước.

Thư ký Tòa án phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 1718/QĐ-TANDTC về tiêu chuẩn chung của Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án cụ thể như sau:

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công lý, lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân.

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và quy định của Tòa án nhân dân.

– Tận tụy, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; chấp hành quy tắc ứng xử của công chức Tòa án nhân dân, lịch sự, văn hóa, chuẩn mực trong giao tiếp và phục vụ nhân dân.

– Có phẩm chất, đạo đức, lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

– Thường xuyên có ý thức rèn luyện phẩm chất, học tập nâng cao trình độ, năng lực bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Từ đó, có thể thấy rằng khi được nhà báo phỏng vấn trực tiếp thì Thư ký Tòa án phải chấp hành quy tắc ứng xử của công chức Tòa án nhân dân, lịch sự, văn hóa, chuẩn mực trong giao tiếp.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!