Nếu không đảm bảo an toàn kỹ thuật trong quá trình làm việc, người lao động rất dễ xảy ra tai nạn lao động dẫn tới bị thương, thậm chí là tử vong. Vậy tai nạn lao động chết người, thân nhân của người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Cùng Mys Law tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
– Luật Vệ sinh, an toàn lao động 2015;
– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nội dung:
Theo quy định tại Điều 52 Luật Vệ sinh, an toàn lao động 2015, khi người lao động chết do tai nạn nghề nghiệp thì nhân thân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Các khoản trợ cấp được nhận như sau:
– Trợ cấp hưởng một lần;
– Trợ cấp mai táng là khoản trợ cấp dành cho người lo mai táng cho người lao động đã đóng đủ 12 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu mà chết (theo khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Trợ cấp tuất: Là khoản tiền của chế độ tử tuất mà cơ quan bảo hiểm xã hội trả cho người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội/bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết. Trợ cấp tuất được trả theo hai hình thức: Trả hàng tháng hoặc trả một lần.
Đối với trường hợp người lao động chết do tai nạn nghề nghiệp mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
Mức hưởng từ những khoản trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn nghề nghiệp là bao nhiêu?
– Đối với mức hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương cơ sở: theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Tương đương với khoản trợ cấp được nhận = 36 x 1.490.000 = 53.640.000 đồng;
– Trợ cấp mai táng: Theo khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức trợ cấp mai táng sẽ bằng mười tháng lương cơ sở. Tương đương = 10 x 1.490.000 = 14.900.000 đồng;
– Trợ cấp tử tuất: Hiện có hai hình thức chi trả trợ cấp tuất là tuất hàng tháng và tuất một lần. Trong đó, mức hưởng của hai hình thức này được quy định cụ thể tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tương ứng như sau:
+ Trợ cấp tuất hàng tháng: Mỗi thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: 745.000 đồng/tháng; Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: 1.043.000 đồng/tháng.
+ Trợ cấp tuất một lần: – Người lao động đang tham gia/bảo lưu thời gian đóng BHXH = (1,5 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x số năm đóng BHXH trước 2014) hoặc (2 x bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x số năm đóng BHXH sau 2014).
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!