Thời gian gần đây, cháy, nổ, sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, nhất là tai nạn khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, quán karaoke…, một số vụ làm chết nhiều người, tổn thương lớn về tinh thần, thiệt hại nặng nề về vật chất của người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn, an sinh xã hội, gây hoang mang dư luận. Khi tìm hiểu về bình chữa cháy không những nâng cao kiến thức mà cũng là để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của chinh bản thân. Hãy cùng Mys Law tìm hiểu về bình chữa cháy thông qua bài viết dưới đây.
1. Phân loại, công suất và đặc tính của Bình chữa cháy
Theo mục 4 TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1:2000 quy định bình chữa cháy được phân loại để sử dụng phù hợp đối với loại đám cháy và được các phòng thử nghiệm xác định về hiệu quả chữa cháy tương đối. Điều đó dựa trên cơ sở phân loại đám cháy và khả năng chữa cháy được xác định bằng phép thử dập lửa.
– Theo đó, phân loại đám cháy như sau
+ Loại A: Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng.
+ Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được.
+ Loại C: Đám cháy của các chất khí.
+ Loại D: Đám cháy của kim loại.
– Việc phân loại và hệ thống công suất được viện dẫn trong tiêu chuẩn này được mô tả trong TCVN 7026:2002 và TCVN 7027:2002.
– Bình chữa cháy được sử dụng tuân theo TCVN 7026:2002 và TCVN 7027:2002.
– Việc nhận dàng và tổ chức chứng nhận, phân loại bình chữa cháy và công suất, tiêu chuẩn đặc tính mà bình chữa cháy đạt được phải ghi nhãn một cách rõ ràng trên từng bình chữa cháy.
2. Hướng dẫn lựa chọn bình chữa cháy
Tại mục 6 TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1:2000 quy định lựa chọn bình chữa cháy như sau:
– Việc lựa chọn bình chữa cháy đối với từng trường hợp nhất định phải được xác định theo tính chất và mức độ của đám cháy, kết cấu và vị trí, nơi có người, các mối nguy hiểm phải đối phó, điều kiện nhiệt độ phòng và các yếu tố khác. Số lượng, công suất, việc bố trí và giới hạn sử dụng của các bình chữa cháy được quy định đáp ứng các yêu cầu của mục 7 TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1:2000.
– Bình chữa cháy halon
Việc sử dụng bình chữa cháy halon phải được giới hạn ở nơi mà chất chữa cháy sạch cần thiết để dập tắt đám cháy một cách hiệu quả mà không làm hư hỏng thiết bị hoặc khu vực bảo vệ, hoặc ở nơi mà việc sử dụng chất chữa cháy khác có thể gây nguy hiểm đối với con người trong khu vực này.
– Lựa chọn theo mối nguy hiểm
+ Bình chữa cháy được lựa chọn theo các mối nguy hiểm phải bảo vệ.
+ Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại A phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại A thích hợp.
Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon.
+ Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại B phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại B thích hợp.
Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon.
+ Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại C phải là loại bình chữa cháy bằng bột.
+ Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại D phải là loại thích hợp cho việc chữa cháy kim loại cháy được.
+ Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm liên quan đến thiết bị điện phải là loại cácbon đioxít, bột, halon hoặc các loại chất chữa cháy gốc nước đã được thử nghiệm vì thích hợp cho sử dụng.
Lưu ý: Đối với bình chữa cháy halon
Bình chữa cháy cácbon đioxít được trang bị loa phun kim loại không được coi là an toàn đối với việc sử dụng trong đám cháy liên quan đến thiết bị điện.
Bình chữa cháy bằng bột có thể dập tắt hiệu quả đám cháy trên thiết bị điện tử tinh vi (nhạy), nhưng hóa chất cặn từ chất chữa cháy có thể làm hư hại nghiêm trọng thiết bị được bảo vệ.
– Lựa chọn cho đám cháy chất khí nén và chất lỏng cháy nén
+ Bình chữa cháy chứa chất chữa cháy khác bột nói chung không có hiệu quả đối với đám cháy khí nén và chất lỏng cháy nén. Việc lựa chọn bình chữa cháy cho loại nguy hiểm này được thực hiện trên cơ sở các khuyến nghị của nhà sản xuất các thiết bị chuyên dùng này.
Hệ thống bình chữa cháy có lưu lượng phun hiệu quả đối với đám cháy loại B không sử dụng cho loại đám cháy này. Việc sử dụng vòi phun đặc biệt và công suất của chất chữa cháy được quy định để đối phó với các mối nguy hiểm đó.
Cảnh báo: Không mong muốn cố gắng dập tắt loại đám cháy này trừ khi có đảm bảo hợp lý rằng có thể ngắt ngay lập tức nguồn năng lượng này.
+ Bình chữa cháy trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại B ba chiều bao gồm: vật liệu loại B di động, như chất lỏng cháy đang rót, chuyển động hoặc chảy nhỏ giọt, phải được lựa chọn trên cơ sở các khuyến nghị của nhà chế tạo bình chữa cháy. Hệ thống sử dụng bình chữa cháy công suất trong đám cháy loại B (chất lỏng cháy ở độ sâu) không được sử dụng trực tiếp cho các loại nguy hiểm này.
Chú thích: Phải cân nhắc việc lắp đặt hệ thống cố định cho các mối nguy hiểm như vậy khi sử dụng.
+ Bình chữa cháy sử dụng để dập tắt đám cháy chất lỏng hoặc cháy tan trong nước, như: rượu, ete, halon v.v… không phải là loại AFFF hoặc FFFP trừ khi chất chữa cháy đã được thử đặc biệt và được xác định là thích hợp cho việc sử dụng loại chất chữa cháy này.
+ Xe đẩy chữa cháy phải được xem xét để chống lại các mối nguy hiểm trong vùng nguy hiểm cao hoặc khi có yêu cầu:
* Lưu lượng chất chữa cháy rất lớn;
* Tầm phun xa của chất chữa cháy tăng;
* Cần lượng chất chữa cháy tăng.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!