Việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân đã để lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc quản lý hành chính xã hội về dân cư. Người dân lúc này hoàn toàn có thể xem các thông tin cá nhân của mình một cách nhanh gọn chỉ bằng việc quét mã QR trên thẻ. Hãy cùng Mys Law tìm hiểu cách xem thông tin cá nhân bằng cách quét mã QR trên thẻ căn cước công dân gắn chip thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Căn cước công dân 2024.

1. Quét mã căn cước công dân ra những thông tin gì?

Khi quét mã căn cước công dân sẽ hiển thị các thông tin sau:

– Số CCCD

– Số CMND cũ hoặc số CCCD cũ

– Họ và tên

– Giới tính

– Ngày sinh

– Nơi thường trú

– Ngày cấp căn cước công dân

Lưu ý: Nếu thông tin chưa được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì có thể khi quét mã căn cước công dân sẽ không hiển thị đầy đủ các thông tin trên.

2. Cách xem thông tin cá nhân bằng cách quét mã QR

Trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoàn toàn có thể sử dụng chức năng quét mã QR code để kiểm tra thông tin nhân thân của chủ thẻ và lấy đó làm căn cứ giải quyết các thủ tục. Và người dân cũng hoàn toàn có thể tự mình xem những thông tin này bằng cách sử dụng chiếc điện thoại thông minh của cá nhân. Luật Minh Khuê sẽ hướng dẫn quý khách cách thức quét mã QR trên thẻ căn cước công dân ngay sau đây: 

Bước 1: Quý khách cần tải ứng dụng có chức năng quét mã QR code 

Dù sử dụng hệ điều hành Android hay IOS thì người dân đều có thể tải ứng dụng có chức năng quét mã QR là Zalo.

Trong đó với điện thoại ANdroid, quý khách có thể tải ứng dụng Google Lens. Với điện thoại Iphone hệ điều hành IOS thì quý khách có thể trực tiếp quét mã Qr ở ứng dụng Máy ảnh.

Bước 2: Mở ứng dụng, hướng Camera vào mã QR để quét: 

Với ứng dụng Zalo: Quý khách mở Zalo và chọn biểu tượng “Thêm” tại góc phải bên dưới màn hình. Sau đó chọn vào biểu tượng QR code tại góc trên bên phải màn hình.

Với ứng dụng Google Lens: Quý khách chỉ cần mở ứng dụng Google Lens lên và hướng Camera vào mã Qr trên thẻ căn cước công dân. Thông tin cá nhân của công dân sẽ hiện ở phần Nội dung có liên quan.

Với ứng dụng Máy ảnh: Quý khách bật ứng dụng và hướng camera và phần mã QR, lúc này thông tin sẽ được hiện lên .

Bước 3: Nhận và kiểm tra kết quả 

Sau khi quét mã bằng một trong những ứng dụng trên, các thông tin của công dân sẽ được hiển thị lên màn hình bao gồm: Số căn cước công dân gắn chip, số chứng minh nhân dân cũ (nếu có), họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, giới tính, địa chỉ thường trú, ngày cấp.

3. Trường hợp quét mã căn cước công dân nhưng không có số CMND cũ hoặc số CCCD cũ

Trường hợp quét mã căn cước công dân nhưng không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.

Trường hợp thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân (nếu có). Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư Căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân để xác định chính xác nội dung thông tin.

Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA)

4. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.

– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

(Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014)

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!