Quy chế tài chính có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì qua đó có thể thấy được nguyên tắc quản trị của công ty về vốn, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, lương, tài sản công ty và các vấn đề tài chính khác của công ty. Tuy nhiên quy chế hoạt động tài chính của doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Kế toán 2015;
  • Luật Thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1. Khái niệm về quy chế tài chính:

Thực tế không có quy định luật cụ thể về quy chế tài chính nhưng được hiểu là tổng hợp tất cả những quy định về kế toán và tài chính của doanh nghiệp. Quy chế tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất về kế toán, tài chính và quy định của công ty.

Một số nội dung của quy chế tài chính cần lưu ý như sau:

  • Về vấn đề tài sản và vốn: Tài sản của công ty thì bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định; vốn của công ty bao gồm vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn pháp định và các loại vốn khác.
  • Về nguyên tắc quản trị trong doanh nghiệp:

Một là, để doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thì ban điều hành của doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng và chi tiết cách hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cần phối hợp, kiểm soát chặt chẽ về doanh thu và chi tiêu, chế độ của doanh nghiệp đối với nhân viên.

Hai là, bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp cần có sự tính toán hợp lý, chính xác mọi chi phí dùng cho hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận bằng cách có doanh thu. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, trách nhiệm thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tính chi phí, doanh thu thì bộ phận này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, quyền hạn của mình.

Ba là, các loại chi phí trong doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí ở những hoạt động phát sinh theo quy định của pháp luật. các cấp quản lý của doanh nghiệp cần đảm bảo các chi phí được sử dụng hợp lý và chi phí phát sinh cần tính toán đảm bảo hiệu quả kinh doanh, sản xuất.

2. Nội dung quy chế tài chính trong doanh nghiệp:

Nội dung của quy chế tài chính cần chú ý đến một số nội dung như sau:

 Quy định về vốn và tài sản: Vốn công ty gồm vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn vay, vốn huy động và vốn khác; tài sản gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Theo góc nhìn khác thì vốn của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chua và tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới. Và để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn như từ tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu. 

 Nguyên tắc quản trị trong Công ty:

+ Ban Giám đốc điều hành công ty xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu, doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu cuối cùng là hiệu quả doanh nghiệp.

+ Các cấp quản trị đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc phải tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh, bảo đảm các chi phí này được trang trải bằng doanh thu đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả.

+ Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các khoản doanh thu, chi phí, và kết quả kinh doanh trong phạm vi ra quyết định của mình.

– Các loại chi phí và cấu thành các loại chi phí:

+ Chi phí gồm: Chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm; Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường được quản trị theo quy định hiện hành của luật pháp. Về chi phí sản xuất của doanh nghiệp, thì phân loại theo yếu tố thì sẽ gồm chi phí vật tư, lương nhân công và chi phí sản xuất chung. Chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ bao gồm chi phí lưu thông sản phẩm; chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm và chi phí hỗ trợ marketing và phát triển. 

Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào tính chất các yếu tố chi phí, thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chia thành các loại bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực (gọi chung là chi phí vật tư), chi phí vật tư phụ thuộc vào mức tiêu hao vật tư và giá trị vật tư; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính lương; chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn; chi phí dịch vụ nước ngoài; thuế và các chi phí khác

Về chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường. Thì chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí liên doanh liên kết, chi phí thuê tài sản; chi phí vay nợ; chi phí mua, bán chứng khoán. Chi phí hoạt động bất thường bao gồm chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định; giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và các chi phí bất thường khác.

+ Tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất hoặc để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành phẩm, nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm phản án lượng chi phí để hoàn thành sản xuất hoặc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định, còn chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm thể hiện so chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một kỳ nhất định, thường là trong một năm.

– Toàn bộ các khoản chi phí phát sinh phải được kết chuyển cho sản phẩm, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong năm tài chính để xác định hiệu quả kinh doanh sản xuất kinh doanh.

– Các cấp quản trị của Công ty phải xây dựng kế hoạch và kiểm tra giá thành trong phạm vi điều hành sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời luôn tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở vẫn đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình.

 

Trên đây là thông tin được Mys law đề cập tới. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!