Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách “Hướng dẫn môn học luật thương mại tập 2” do TS. Nguyễn Thị Dung làm chủ biên.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Hướng dẫn môn học luật thương mại tập 2
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên)
Nhà xuất bản Lao Động
3. Tổng quan nội dung sách
Luật thương mại là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế và là môn học quan trọng trong các chương trình đào tạo cử nhân kinh tế,chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho nhà kinh doanh.
Hầu hết các cơ sở đào tạo luật đều chia môn học Luật thương mại thành 2 phần học, tương ứng với 2 khối kiến thức là pháp luật về Doanh nghiệp và pháp luật về hoạt động thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại. Để tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức nhanh,hiệu quả,tiết kiệm thời gian đọc,nhóm giảng viên nhiều kinh nghiệm của Bộ môn luật thương mại, trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn cuốn sách “Hướng dẫn môn học luật thương mại” gồm 2 phần học tương ứng với 2 phần học nói trên.
Tiếp theo cuốn “Hướng dẫn môn học luật thương mại – tập 1” đã và đang được bạn đọc đón nhận, nhóm tác giả tiếp tục biên soạn cuốn “Hướng dẫn môn học luật thương mại – tập 2″. Đây là bộ sách hướng dẫn môn học luật thương mại theo chương trình tín chỉ lần đầu tiên được ấn hành, bám sát kết cấu chương trình môn học và chương trình đào tạo cử nhân Luật, cử nhân Kinh tế, Luật thương mại quốc tế đang áp dụng tại trường đại học Luật Hà Nội.
Tập 2 cuốn “Hướng dẫn môn học Luật thương mại” bao gồm 13 chương:
Chương 1. Pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mại
Chương 2. Pháp luật về cung ứng dịch vụ thương mại
Chương 3. Pháp luật về đại diện và môi giới thương mại
Chương 4. Pháp luật về đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa
Chương 5. Pháp luật về khuyến mại, quảng cáo
Chương 6. Pháp luật về dịch vụ Logistics
Chương 7. Pháp luật về đấu giá hàng hóa
Chương 8. Pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Chương 9. Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Chương 10. Pháp luật về các hoạt động thương mại khác
Chương 11. Pháp luật về chế tài trong thương mại
Chương 12. Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp thương mại
Chương 13. Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 2 là học liệu chính thức sử dụng trong giảng dạy, học tập môn luật thương mại và một số chuyên đề tự chọn thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại quốc tế và các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Cuốn sách “Hướng dẫn môn học Luật thương mại tập 2 đã biên soạn bám sát kết cấu của Giáo trình, với kết cấu thống nhất, mỗi chương gồm 2 phần: Hướng dẫn học lý thuyết và Hướng dẫn trả lời câu hỏi, làm bài tập tình huống. Cuốn sách là tài liệu học tập, nghiên cứu hiệu quả bởi có sự cô đọng kiến thức cơ bản và chùm câu hỏi, bài tập tình huống có tính ứng dụng cao.
Không chỉ là tài liệu bổ trợ hiệu quả trong việc học tập môn Luật thương mại tập 2 đối với sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Đối với cơ sở đào tạo khác, cuốn sách “Hướng dẫn môn học Luật thương mại tập 2 cũng là tài liệu bổ trợ được nhiều sinh viên tìm kiếm và tìm đọc.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Hướng dẫn môn học Luật thương mại tập 2″.
Câu hỏi 1: Mua bán hàng hóa trong thương mại là gì?
Câu hỏi 2: Nguồn luật điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa là gì?
Câu hỏi 3: Điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài là gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 5 Luật trọng tài Thương mại 2010, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được quy định như sau:
– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Câu hỏi 4. Khởi kiện tới Trung tâm trọng tài thương mại như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 30 Luật trọng tài thương mại 2010, Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài
– Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
– Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.