Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. Vậy sản phẩm quảng cáo có bắt buộc phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt không? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 129/2021/NĐ-CP;
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
– Nghị định 128/2022/NĐ-CP;
– Luật Quảng cáo 2012.
Sản phẩm quảng cáo có bắt buộc phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt không?
Sản phẩm quảng cáo có bắt buộc phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt không, thì theo khoản 1 Điều 18 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
“Điều 18. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau: a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. 2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.” |
Theo đó, sản phẩm quảng cáo bắt buộc phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
– Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
– Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Sản phẩm quảng cáo thuộc diện bắt buộc có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt nhưng không thực hiện thì bị xử phạt như thế nào?
Sản phẩm quảng cáo thuộc diện bắt buộc có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt nhưng không thực hiện thì bị xử phạt theo điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 35 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 35. Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; … 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.” |
Và theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
… 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. …” |
Như vậy, sản phẩm quảng cáo thuộc diện bắt buộc có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt nhưng không thực hiện thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có sản phẩm quảng cáo thuộc diện bắt buộc có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt nhưng không thực hiện là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có sản phẩm quảng cáo thuộc diện bắt buộc có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt nhưng không thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 3a Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm. 2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau: a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm; b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. …” |
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có sản phẩm quảng cáo thuộc diện bắt buộc có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt nhưng không thực hiện là 01 năm.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!