Thành lập công ty tại Huyện Thanh Oai, Hà Nội

Mục lục bài viết 1. Những vấn đề pháp lý cần quan tâm khi thành lập công ty 1.1. Điều kiện thành lập công ty 1.2. Các loại hình doanh nghiệp, công ty hiện nay 1.3. Đặc điểm của các loại hình đăng ký doanh nghiệp 2. Thủ tục thành lập công ty tại huyện Thanh […]

Thành lập công ty tại huyện Thanh Oai

Thanh Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội, được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Hiện nay, Thanh Oai đang dần được hoàn thiện về cơ sở hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đây là nơi lý tưởng cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn làm địa điểm đăng ký kinh doanh, mở nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Sự phát triển này là tăng nhu cầu thực hiện dịch vụ đăng ký thành lập công ty tại đây.

Thành lập công ty được hiểu là một quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về pháp lý, kinh tế cho sự ra đời và hoạt động của một tổ chức kinh tế. Thủ tục pháp lý thành lập công ty không phải là một thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, để hoàn thành hồ sơ thành lập công ty cần trải qua nhiều bước và cần chuẩn bị nhiều giấy tờ cụ thể. Dưới đây, Mys Law chúng tôi xin đưa ra những vấn đề pháp lý cụ thể xoay quanh vấn đề thành lập công ty.

 

1. Những vấn đề pháp lý cần quan tâm khi thành lập công ty

1.1. Điều kiện thành lập công ty

Điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 được hiểu là những yêu cầu mà pháp luật quy định phải đáp ứng để có thể thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, công ty dưới một hình thức cụ thể. Hiện nay, với nguyên tắc tự do kinh doanh điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam khá cởi mở, các đối tượng thành lập doanh nghiệp, công ty chỉ phải đáp ứng được các quy định sau đây:

– Người đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty phải có đủ năng lực hành vi dân sự;

– Không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;

– Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục các ngành nghề bị cấm theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

1.2. Các loại hình doanh nghiệp, công ty hiện nay

Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép các cá nhân, tổ chức được lựa chọn 5 loại hình doanh nghiệp, công ty để đăng ký bao gồm:

– Doanh nghiệp tư nhân;

– Công ty hợp danh;

– Công ty TNHH một thành viên;

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Công ty cổ phần.

 

1.3. Đặc điểm của các loại hình đăng ký doanh nghiệp

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là vấn đề quan trọng bởi mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điểm khác nhau phù hợp với từng điều kiện của từng tổ chức kinh tế cụ thể. Do đó, cần phải tìm hiểu và lựa chọn một loại hình phù hợp cho sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Thứ nhất: Về tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân được hiểu là tư cách pháp lý được nhà nước công nhận cho một tổ chức có khả năng tồn tại độc lập và chịu tách nhiệm trước pháp luật. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân bởi tài sản của chủ doanh nghiệp không tách bạch với tài sản của doanh nghiệp đó. Các loại hình công ty còn lại sẽ có tư cách pháp nhân và được nhân danh pháp nhân đó tham gia vào các giao dịch theo quy định của pháp luật dân sự, thương mại.

Thứ hai: Chế độ chịu trách nhiệm. Chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với các vấn đề trong doanh nghiệp, công ty của mình bằng khối tài sản riêng. Các loại hình công ty còn lại sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình vào công ty đó.

Thứ ba: Về số lượng thành viên. Nếu một người muốn tự bỏ vốn, thành lập, điều hành doanh nghiệp, công ty của mình thì lựa chọn doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên. Còn nếu công ty kinh doanh có nhiều người góp vốn thì lựa chọn công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Thứ tư, Khả năng huy động vốn. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được thực hiện các hình thức huy động vốn và nếu có người muốn góp vốn phải thay đổi loại hình doanh nghiệp. Công ty TNHH và công ty hợp danh sẽ được tăng thêm số vốn góp, phát hành trái phiếu và kết nạp thêm thành viên góp vốn. Công ty cổ phần là loại hình công ty có khả năng huy động vốn cao nhất, bao gồm việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để đáp ứng nhu cầu tăng vốn.

 

2. Thủ tục thành lập công ty tại huyện Thanh Oai

Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, các các nhân, tổ chức cần phải xác định mã ngành nghề kinh doanh tương ứng với hoạt động của doanh nghiệp mình. Sau đó, chuẩn bị các hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: Tư vấn loại hình và hồ sơ đăng ký thành lập công ty

– Đối với công ty hợp danh:

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (theo mẫu);

+ Điều lệ công ty hợp danh;

+ Danh sách thành viên công ty hợp danh;

+ Bản sao có công chức giấy tờ tùy thân của các thành viên (chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu có).

– Đối với công ty TNHH:

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (theo mẫu);

+ Điều lệ công ty;

+ Danh sách thành viên công ty TNHH (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên);

+ Bản sao có công chứng Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu hoặc các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên và giấy tờ pháp lý của tổ chức (đối với thành viên là tổ chức nếu có);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài).

– Đối với công ty cổ phần:

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (nếu có);

+ Điều lệ công ty cổ phần;

+ Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

+ Bản sao có công chứng giấy tờ tùy thân của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật, giấy tờ pháp lý của tổ chức (với cổ đông là tổ chức);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài).

 

Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Người thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ dưới 3 hình thức:

– Thứ nhất: Nộp trực tiếp.

– Thứ hai: Nộp trực tuyến qua trang Web: http://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

– Thứ ba: Nộp hồ sơ qua đường bưu chính.

Nếu nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính, địa chỉ của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là Tòa nhà trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội – khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La; quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

 

Bước 3: Thời hạn xử lý hồ sơ thành lập công ty

Khi nhận được hồ sơ Cơ quan giải quyết đề nghị thành lập công ty sẽ kiểm tra tính hợp lệ. Nếu hồ sơ hợp lệ thời hạn giải quyết là trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản có hướng dẫn rõ ràng để người đăng ký thành lập doanh nghiệp hoàn thiện chính xác hồ sơ. Nếu Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thì cũng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lệ phí thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC sẽ là 100.000 đồng/lần đăng ký.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty. Để được tư vấn và báo giá chi tiết về dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ số 0969.361.319 Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

0969 361 319
Liên hệ