Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/6, trong tháng 6/2024, cả nước có 5.418 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2023; 5.404 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 18,8% và giảm 6%; 2.228 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 44,9% và tăng 50,3%. Vậy thế nào là phá sản? Hoạt động nào của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Phá sản 2014.
1. Thế nào là phá sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định về khái niệm phá sản cụ thể như sau:
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì khi đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (phá sản)
2. Đối tượng nào có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
2.1. Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản
Đối với quy định về đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản thì tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định cụ thể bao gồm:
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông đều trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
2.2. Đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản bao gồm:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
3. Quy định về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như thế nào?
Về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản thì tại Điều 42 Luật Phá sản 2014 quy định cụ thể như sau:
Điều 42. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này. 2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 4. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm; b) Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản; c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu; d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo. 5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết. 6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định. |
Theo đó, khoản 1 Điều 42 Luật Phá sản 2014 có quy định rằng trừ các trường hợp quy định tại Điều 105 theo thủ tục rút gọn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể như sau:
3.1. Quyết định mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 42 Luật Phá sản 2014 quy định:
– Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3.2. Không mở thủ tục phá sản
Đối với quy định về không mở thủ tục phá sản thì tại khoản 5 Điều 42 Luật Phá sản 2014quy định:
– Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không có mất khả năng thanh toán
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 được tiếp tục giải quyết.
4. Hoạt động nào của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Phá sản 2014 quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản cụ thể như sau:
– Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
– Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
– Từ bỏ quyền đòi nợ;
– Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Các giao dịch trên là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Phá sản 2014.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!