Thành lập doanh nghiệp cần những gì ?
Theo quy định của Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật”. Tức là mỗi tổ chức, cá nhân đều có quyền bình đẳng và tự do thành lập doanh nghiệp, công ty, tổ chức để hoạt động sản xuất kinh doanh những lĩnh vực pháp luật không cấm. Và để thành lập một doanh nghiệp trước tiên cần xác định quy mô của loại hình doanh nghiệp phù hợp với mong muốn của người thành lập.
Trong bài viết này, Mys Law sẽ tư vấn về:
- Cách thức thực hiện
- Số lượng và hồ sơ đăng ký
- Cách ủy quyền thực hiện đăng ký
- Thời hạn giải quyết
Căn cứ pháp lí:
Luật doanh nghiệp 2020
1. Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
2. Số lượng và hồ sơ đăng ký
2.1. Công Ty Cổ Phần
01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký:
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được giới thiệu.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
2.2. Doanh nghiệp Tư nhân
01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
2.3. Công ty Hợp danh
01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
Bao gồm tất cả thông tin đã chuẩn bị như tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin cá nhân của chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật…Ngoài ra còn có các điều khoản và nghĩa vụ của chủ sở hữu/ người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chứ quản lí doanh nghiệp (Được quy định tại Mục 2, chương III, Điều 73 đến Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý sau:
Giấy tờ pháp nhân của cá nhân với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Theo quy định tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành).
2.4. Công ty TNHH
Một thành viên
01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu)
- Điều lệ Công ty
Bao gồm tất cả thông tin đã chuẩn bị như tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin cá nhân của chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật…Ngoài ra còn có các điều khoản và nghĩa vụ của chủ sở hữu/ người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chứ quản lí doanh nghiệp (Được quy định tại Mục 2, chương III, Điều 73 đến Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)
- Các giấy tờ kèm theo: Bản sao hộ chiếu/CCCD/CMND còn hiệu lực của chủ sở hữu , người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Hai thành viên trở lên
01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ Công ty
Bao gồm tất cả thông tin đã chuẩn bị như tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin cá nhân của chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật…Ngoài ra còn có các điều khoản và nghĩa vụ của chủ sở hữu/ người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chứ quản lí doanh nghiệp (Được quy định tại Mục 2, chương III, Điều 73 đến Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Danh sách thành viên
- Bản sao các giấy tờ:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên; Giấy tờ pháp lý của cá nhân với người đại diện theo ủy quyền của thành viên và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
(Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự )
Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Danh sách người đại diện theo pháp luật/ người đại diện theo ủy quyền (trong trường hợp thành viên công ty TNHH hai thành viên là tổ chức).
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.5. Hộ kinh doanh
01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký:
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được giới thiệu.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Qua dịch vụ bưu chính;
– Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trên đây là bài viết liên quan đến hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hoặc cần hỗ trợ pháp lý về hồ sơ liên quan, hãy gọi cho chúng tôi để giải đáp những thắc mắc của quý khách thông qua số điện thoại 0969.361.319 hoặc email: [email protected]
Trân trọng!