Hiện nay, tình trạng các bên có tranh chấp và đưa ra Tòa khởi kiện là rất phổ biến, bởi vì, cuộc sống của người dân ngày các phát triển nên thiết lập nhiều mối quan hệ xã hội và các giao dịch dân sự hay việc ký kết hợp đồng sảy ra những tình tiết không hề mong muốn dẫn đến việc các bên có tranh chấp và nhờ đến Tòa án giải quyết. Hãy cùng Mys Law tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục xin trích lục bản án và quyết định của tòa án như: hồ sơ xin trích lục bản án, quy trình xin trích lục bản án, thẩm quyền giải quyết thủ tục và các vấn đề liên quan thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
  • Bộ luật tố tụng hành chính 2015.

 

Trích lục bản án và quyết định của tòa án là một loại văn bản tố tụng trong đó thể hiện phán quyết, quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền về các nội dung xét xử hoặc công nhận sự thỏa thuận trong vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính. Hay nói cách khác, đó là bản sao có giá trị pháp lý tương đương như bản án hoặc quyết định gốc của tòa án. Vì vậy, khi bị mất hoặc làm rách, hỏng bản án, quyết định của tòa án thì cá nhân có liên quan được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trích lục lại.

2. Cấp trích lục bản án

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 269 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

+ Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 315 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

+ Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.

Như vậy, nếu đương sự là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự thì sau khi xét xử sơ thẩm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải có trách nhiệm gửi bản án, quyết định cho đương sự trong vụ án, nếu đương sự trong vụ án dân sự có kháng cáo thì sau khi xét xử phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định cho đương sự trong vụ án. Trong trường sau khi được cấp lần đầu, đương sự có nhu cầu xin cấp lại bản án, quyết định thì đương sự tiến hành thủ tục trích lục tại Tòa án có thẩm quyền. Cụ thể, Tòa án nào đã giải quyết vụ án, vụ việc thì có quyền cấp trích lục bản án, quyết định của vụ án, vụ việc đó.

“Điều 269. Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.

Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp sơ thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước.

Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.

Thời hạn niêm yết, công bố, gửi bản án, thông báo quy định tại khoản này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

4. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án, quyết định của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.”

3. Hồ sơ xin trích lục bản án, quyết định của tòa án
Khi yêu cầu cấp trích lục bản án, bạn cần nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin sao lục bản án, quyết định của tòa án. Trong đơn cần ghi rõ tên đương sự, người bị kết án, tên vụ án, số và ngày ra bản án, quyết định. Trường hợp không nhớ số và ngày ra bản án thì phải ghi rõ tên tòa án giải quyết và năm giải quyết, thông tin của đương sự.
  • Bản sao hợp lệ CCCC/CMND/Hộ chiếu của người yêu cầu;
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác đi thực hiện thủ tục

4. Lệ phí cấp trích lục bản án

Theo quy định tại khoản 4 Điều 143 và Điều 150 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì lệ phí Tòa án có nhiều loại trong đó có lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án. Mức lệ phí này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Theo đó, tại Danh mục Lệ phí Tòa án trong Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu,, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì khi cá nhân có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án thì lệ phí là 1.500 đồng/trang A4.

Lưu ý: Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm cấp bản án, quyết định lần đầu cho các đương sự trong vụ án thì Tòa án không thu lệ phí, trường hợp nếu đã nhận được bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm mà đương sự có nhu cầu xin cấp lại từ lần thứ hai trở đi thì đương sự phải làm đơn nộp tại Tòa án đã xử sơ thẩm, phúc thẩm để xin cấp lại và từ lần thứ hai trở đi khi Tòa án cấp cho đương sự bản sao bản án, quyết định thì đương sự phải có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định với mỗi trang giấy A4 là 1.500đ.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!