Tội phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất theo Hiến pháp 2013. Vậy khung hình phạt tội phản bội Tổ quốc là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mys Law để được giải đáp. 

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Tội phản bội tổ quốc là gì?

Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:


Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tội phản bội tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

Tội phản quốc bị xử phạt như thế nào?

Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phản bội tổ quốc

Hành vi câu kết cũng đã thể hiện lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Do vậy, dấu hiệu lỗi được quy định ở tội phạm này được hiểu là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện.

Mục đích phạm tội được quy định là mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Hình phạt chính

Căn cứ quy định tại Điều 108 BLHS 2015 thì người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt chính như:

– Tù có thời hạn;

– Tù chung thân;

– Tử hình.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Trường hợp người nào có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh nhưng trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì chỉ chịu hình phạt trong khung là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Thời hạn phạt tù từ 01 năm đến 05 năm chỉ áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định về tội phạm này, bên cạnh đó, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Điển hình, ở tội phạm này, Luật đã quy định cụ thể khung hình phạt áp dụng cho trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Các tình tiết giảm nhẹ này được quy định tại khoản Điều 51 BLHS 2015. Tuy nhiên, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nếu các tình tiết đó hợp lý và phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 109 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

“Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Chủ thể của hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Khách thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân.

Đối tượng tác động của tội phạm này là chính quyền nhân dân các cấp từ trung ương đến địa phương. Tùy theo tính chất, quy mô của tội phạm, những người phạm tội có thể hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ở một cấp, một địa phương nào đó, song mục tiêu cuối cùng của chúng là lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế – xã hội.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!