Nhiều người thắc mắc, tài xế bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không hay vẫn tiếp tục được lưu thông trên đường sau khi bị lập biên bản. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mys Law để được giải đáp thắc mắc.
Tài xế vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Tạm giữ xe (hay còn gọi là biện pháp tạm giữ phương tiện) là một trong các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Việc điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có nồng độ cồn là hành vi vô cùng nguy hiểm, có khả năng cao gây tai nạn giao thông nên tài xế vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ xe để hạn chế gây hậu quả nghiêm trọng cho người và các phương tiện tham gia giao thông khác.
Điều này được ghi nhận tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Theo đó, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm, trong đó có lỗi về nồng độ cồn:
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 8 và điểm khoản 10 Điều 5.
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm e khoản 8 Điều 6.
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng tại điểm c khoản 6, điểm b khoản 7, điểm a khoản 9 Điều 7.
– Vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp tại điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 8.
Với quy định trên, người tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông đường bộ là ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng hay xe đạp đều có thể bị cảnh sát giao thông tạm giữ xe vì lỗi vi phạm nồng độ cồn.
Khi tiến hành tạm giữ xe của người vi phạm, Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản tạm giữ phương tiện với 2 bản, lấy chữ ký của người vi phạm và giao cho người đó giữ 1 bản (Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao lâu?
Việc tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn được thực hiện theo quy định chung về tạm giữ phương tiện tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hạn tạm giữ xe vi phạm nồng độ cồn là không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn này được tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ xe có thể bị kéo dài hơn trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: Thời hạn tạm giữ xe không quá 10 ngày làm việc.
– Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: Thời hạn tạm giữ xe không quá 1 tháng.
– Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ: Thời hạn tạm giữ xe không quá 2 tháng.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 1900866637 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!