Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thứ nhất, về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP thì:

“Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi chung là đương sự) có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự trong những trường hợp sau đây:

d)  Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án”

Do vậy, theo khoản 11 Điều 114, Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sựcó quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trả nợ là chị A.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Căn cứ Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 11 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP thì trình tự, thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:

*) Bước 1: Chuẩn bị đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người yêu cầu Tòa án áp dụng; biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Nội dung đơn được quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dưới đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng; biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

*) Bước 2: Nộp và xem xét đơn yêu cầu.

Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm bảo, thì thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp; khẩn cấp tạm thời. Nếu không chấp nhận, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do tới người yêu cầu.

Trong khi phiên tòa diễn ra, nếu nhận được yêu cầu của đương sự, thì hội đồng xét xử được phân công giải quyết  thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay, trong trường hợp không phải bảo đảm. Nếu không chấp nhận thì phải thông báo ngay tại phiên tòa và ghi vào biên bản phiên tòa.

*) Bước 3: Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] 

Trân trọng!