Liên quan đến vụ 3 cô con gái mang 10 lít xăng đốt nhà mẹ đẻ tại Hưng Yên do mâu thuẫn chuyện đất đai, Trước đó, 2 người con gái trong vụ việc gồm Đỗ Thị Định (SN 1982) và Đỗ Thị Điểm (SN 1988) đã tử vong do thương tích quá nặng. Theo thông tin mới nhất hiện tại thì người mẹ trong vụ 3 con gái phóng hỏa tại Hưng Yên dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, những rất đáng tiếc phép màu đã không xảy ra, người mẹ đã qua đời. Vậy trong trường hợp này Người con còn lại sẽ bị xử lý thế nào? Và nếu cả bị can, bị cáo chết xử lý trách nhiệm như thế nào? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Quy định của pháp luật về bị can, bị cáo
Bị can, bị cáo là gì?
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị can là: người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị cáo là: người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Quy định về tội giết người
Điều 123. Tội giết người
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
– Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bị chứng minh có tội giết người, tùy tính chất mức độ mà người con gái có thể đối mặt với các khung hình nêu trên.
Ngoài ra, trong vụ việc này, nếu bị chứng minh có tội giết người, cô con gái có thể đối mặt với tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự theo đó là giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình (điểm đ, Điều 123).
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình là trường hợp người phạm tội đã cố ý gây ra cái chết cho những người mà họ phải kính trọng, phải biết ơn, đó là ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.
Bị can, bị cáo chết xử lý trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 trường hợp bị can chết, cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can đó. Điều 230. Đình chỉ điều tra
1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm
Khoản 7 Điều 157: Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự “7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”.
Trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
Nếu hành vi phạm tội của bị can đã mà chết gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại đó theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận các bên. Và những người thừa kế của bị can, bị cáo đã chết sẽ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trách nhiệm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này được xác định như sau:
Nếu người chết là bị can để lại di sản thì di sản này sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Nếu người chết là bị can để lại di sản trong đó có phần của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (như tài sản chung vợ chồng, tài sản chung với người khác) thì cơ quan tố tụng phải xác định phần tài sản của người chết là bao nhiêu thì phần đó là di sản và phải dùng để thực hiện nghĩa vụ của người chết là bị can đối với bị thiệt hại hại. Sau đó, nếu còn dư thì sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như cha mẹ, vợ con.
Lưu ý: Nếu bị can, bị cáo đã chết không còn tài sản thì người bị thiệt hại không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thân của người này không có nghĩa vụ phải bồi thường thay, trừ khi họ tự nguyện bồi thường thay người đã chết.
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Nghi can trong vụ án đã chết thì có khởi tố bị can không?
Theo Khoản 7 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về những trường hợp không khởi tố vụ án hình sự như sau:
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Như vậy, trong trường hợp Cơ quan điều tra nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 10 ngày, nếu xác nhận được người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết thì sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, trừ trường hợp vụ án vẫn có những người khác cần tái thẩm, điều tra làm rõ. Khi không khởi tố vụ án thì quyết định khởi tố bị can cũng không được ban hành.
Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!