Thời gian gần đây, xảy ra rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em, việc bạo hành tổn thương đến thể chất, tinh thần của trẻ và thậm trí hậu quả nghiêm trọng hơn là dẫn đến cái chết đối với trẻ. Vậy khi bạo hành trẻ em phạt bao nhiêu năm tù? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Hiến pháp 2013
  • Luật trẻ em 2016
  • Bộ luật hình sự 2015
  • Nghị định 144/2013/NĐ-CP

Hành vi bạo hành trẻ em là gì?

Trước khi tìm hiểu về hành vi bạo hành trẻ em và mức xử phạt khi bạo hành trẻ em, ta cần biết người bao nhiêu tuổi thì được gọi là trẻ em. Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Theo WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần. Nó có thể là đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016:

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Theo đó có thể hiểu Bạo hành (bạo lực) trẻ em không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em. Người bạo hành trẻ em có thể là bất cứ người nào, kể cả người thân, gia đình.

Nhiều người cho rằng việc đánh các em là hành vi dạy dỗ, xử phạt vì chúng đã phạm lỗi. Tuy nhiên dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì hành vi này đều không được phép. Bên cạnh đó, những lời nói làm ảnh hưởng tới tinh thần của các em cũng là một trong các biểu hiện của “Bạo hành”.

Bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi phạt bao nhiêu năm tù?

Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

….e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

…..5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Ví dụ: Bố dùng tay đánh con dẫn tới gãy chân, tay với tổng thương tích 13%. Lúc này người bố có thể bị truy cứu theo Khoản 1 Điều 134 BLHS.

Đối với tội giết người

“Điều 123. Tội giết người

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

..…..3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Đối với tội ngược đãi, hành hạ con cháu

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Đối với tội hành hạ người khác

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

Do người thực hiện phạm tội đối với trẻ em nên nếu người đó thuộc các trường hợp khác ngoài Điểm c Khoản 1 Điều 134, Điểm b khoản 1 điều 123, Điểm a Khoản 2 Điều 140 BLHS 2015, người đó còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 52: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi.

Ví dụ: Mẹ cho 2 con dười 16 tuổi uống thuốc độc dẫn tới 2 đưa trẻ chết. Người mẹ sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 1 Điều 123 BLHS. Bên cạnh đó còn bị áp dụng tình tiết phạm tội đối với người dưới 16 tuổi để xác định hình phạt.

Tố cáo hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi như thế nào?

Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi bạo lực gia đình đặc biệt là các hành vi bạo lực đối với trẻ nhỏ. Ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đều đã có các hành lang pháp lý để bảo vệ các nạn nhân bị bạo lực gia đình gây tổn thương về tinh thần, tính mạng sức khỏe. Cụ thể theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

……”

 

Nếu bạn phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực theo quy định tại Điều 18 của Luật Phòng, chống bạo lực năm 2007.”

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] 

Trân trọng!