Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh là gì?
Hiện nay, tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, có thể hiểu Giấy phép kinh doanh là văn bản cho phép cá nhân hay tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh của ngành nghề đăng ký theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, ngành nghề đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ không hạn chế trừ những trường hợp ngành nghề có điều kiện.
Như vậy, chúng ta cần phân biệt rõ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể được coi là Giấy phép kinh doanh bởi đây là 02 loại giấy tờ khác biệt như đã giải thích ở trên.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh được hiểu là một tổ chức cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh cho khách hàng, sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các công việc như: soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký, sau khi khách hàng ký hồ sơ thì đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền… Ngoài ra còn hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp hay các vấn đề về thuế.
Khách hàng chỉ cần cung cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ làm giấy phép kinh doanh các thông tin đơn giản như:
+ Thông tin công ty dự kiến: tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của từng thành viên/cổ đông…;
+ Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không quá 6 tháng của người đại diện pháp luật, chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập (tùy từng loại hình công ty).
Các loại dịch vụ làm giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình phải đăng ký Giấy phép kinh doanh bao gồm: hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).
Các loại dịch vụ làm giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay gồm có:
+ Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
+ Dịch vụ thay đổi Giấy phép kinh doanh trong trường hợp phát sinh thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi ngành nghề kinh doanh…)
Những ngành nghề nào mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh?
Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được căn cứ theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- g) Kinh doanh pháo nổ;
- h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định nêu trên thì những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!