Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhất. Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý của của các cơ quan nhà nước. Vậy văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

I. Văn bản quy phạm pháp luật là gì ?

Văn bản quy phạm pháp luật văn bản do quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong pháp luật. Trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, hiệu lực bắt buộc, áp dụng nhiều lần, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ hội.

II. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

  • Phải do các quan NN, người thẩm quyền hoặc phối hợp ban hành;
  • Trình tự thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong luật;
  • Nội dung chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần
  • Nhà nước bảo đảm thực hiện

III. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Hiệu lực của VBQPPL giới hạn tác động của theo thời gian, theo không gian phạm vi đối tượng thi hành.

IV. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:

1.Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và cho hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đó đang có hiệu lực.

2.Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3.Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau, thì áp dụng văn bản ban hành sau.

 

V. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

1. Hiến pháp:

Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

2.Bộ luật:

Bộ luật là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có mức độ hệ thống hóa cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.

3. Luật:

Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có hiệu lực pháp lý cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp.

Luật quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ,công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

4. Lệnh:

Lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành.

Trong đó, Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

5. Pháp lệnh

Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể, những vấn đề mà pháp luật đã ban hành nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó.

6. Nghị quyết:

Nghị quyết được hiểu là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

7. Nghị định:

Nghị định là hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

8. Quyết định:

Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

9. Thông tư:

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư bao gồm: thông tư do một bộ ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành.

10. Thông tư liên tịch:

Thông tư liên tịch giữa Chánh án toàn án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là văn bản quy phạm pháp luật. Không được ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ nữa.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!