Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 .Trong lịch sử các tư tưởng chính trị, các nhân tố của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã xuất hiện trước khi được khái quát lại thành hệ thống lý luận trong nửa đầu thế kỷ 19. Việt Nam là một trong những quốc gia mang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về hình thái kinh tế xã hội ở Việt Nam thông qua bài viết dưới đây của MYS LAW.

1. Ví dụ về hình thái kinh tế xã hội ở Việt Nam chi tiết:

VÍ DỤ: Hình thái kinh tế xã hội phong kiến có hai giai cấp điển hình là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm giai cấp quý tộc, địa chủ và giai cấp bị trị bao gồm nông nô và nông dân.

Trong xã hội phong kiến thì cấu trúc xã hội luôn xoay quanh việc sở hữu đất đai. Những người nông nô, nông dân sẽ canh tác trên đất đai của địa chủ, quý tộc và khi đến thời kỳ phải nộp tô, thuế cho địa chủ. Đây cũng được coi là hình thức bóc lột địa tô.

2. Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của Việt Nam thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 của Việt Nam như sau:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 – 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 – 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

Về xã hội: Đến năm 2025, tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%; tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 – 1,5% hằng năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tuổi thọ trung bình đạt khoảng 74,5 tuổi; tỉ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Về môi trường: Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 – 100%, nông thôn là 93 – 95%; tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 92%; tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỉ lệ che phủ rừng ổn định 42%.

3. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng thế nào?

Căn cứ theo Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

  1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
  2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
  3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.