“Hình thái kinh tế xã hội” được coi như là một phần nên móng cơ sở để nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau. Là một thuật ngữ không xa lạ và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về pháp luật, xã hội và kinh tế. Vậy “Hình thái kinh tế xã hội là gì? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Hình thái kinh tế xã hội là gì ?

Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định và kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc thượng tầng tương ứng xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Hình thái kinh tế xã hội là các xã hội cụ thể được tạo từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống và được tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại, thống nhất với nhau.

2. Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:

Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Hình thái kinh tế – xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.
Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.
Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Các yếu tố khác: Ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế – xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.

3. Các loại hình thái kinh tế – xã hội

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, trong lịch sử loài người sẽ xuất hiện lần lượt các hình thái kinh tế xã hội như sau:

5 hình thái kinh tế xã hội:

(1) Hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ (công xã nguyên thuỷ)

(2) Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô bao gồm chủ nô và nông nô)

(3) Hình thái kinh tế xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến gồm địa chủ và nông dân)

(4) Hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản gồm tri thức và tiểu tư sản)

(5) Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)

Các hình thái kinh tế xã hội này thể hiện cho từng kiểu xã hội khác nhau qua từng thời kỳ và được phát triển từ thấp đến cao. Mỗi đất nước sẽ đi lần lượt từng kiểu hình thái kinh tế xã hội từ nguyên thuỷ đến hình thái cao nhất là cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên Việt Nam là một nước điển hình bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để quá độ lên hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa. Bởi lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã nhìn ra hướng đi đúng đắn của cộng sản chủ nghĩa và bỏ qua tư bản chủ nghĩa.

Bài viết đã giúp cho người đọc nắm được 5 hình thái kinh tế xã hội là gì? Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể định hình và định nghĩa khái niệm hình thái kinh tế xã hội và biết được 5 hình thái kinh tế xã hội hiện hữu.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng!