Để tồn tại, phát triển và duy trì trong môi trường kinh doanh, việc có đủ khả năng tạo ra và tiếp nhận thông tin hữu ích là vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp hiện đang hoạt động hoặc mới thành lập. Thông tin này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc cải tiến đã có trên thị trường. Chính vì vậy, bí mật kinh doanh, hay còn được gọi là bí mật thương mại, trở thành yếu tố không thể thiếu để bảo vệ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022;

– Nghị định 74/2014/NĐ-CP.


1. Sử dụng bí mật kinh doanh bao gồm những hành vi nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sử dụng bí mật kinh doanh như sau:

Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

4. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;

b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

Theo quy định trên sử dụng bí mật kinh doanh bao gồm những hành vi sau:

+ Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.

+ Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

2. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập không?

Theo khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:

Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;

c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;

d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

Theo đó, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.

3. Hành vi sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 29 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh như sau:

Điều 29. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

2. Ngoài việc bị phạt theo Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, hành vi sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra oanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là thông tin mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng!